Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Cách trị bệnh vàng lá trên lan Dendro

Một số cây lan dendro trong vườn bị bệnh như thế này:1. Cây nhập cao hơn 10cm, do 1000 cây có 4 màu nên cây lớn nhỏ không đồng đều, bị vàng lá và rụng rất nhiều, trụi cả giả hành, đã xịt 3 loại thuốc nấm luân phiên 3 ngày / lần thì tạm ổn, nhờ các bác phân tích giúp nguyên nhân và cách phòng trị.
2.Cây lan dendro bị vàng 1 mảng, không gây rụng lá


Trả lời:
Bệnh vàng lá phun dithan cách một ngày một lần 5 lần liên tiếp thì cây xanh lá trở lại không vàng nữa.
---------------------------------------------------------------------
Hỏi: Em mua về mấy chậu Dendro có hoa, sau khi hoa tàn thì em cắt bỏ. Sau đó lá xuất hiện những đốm vàng mà em ko biết bị bệnh gì ? nhưng đốm vàng cứ lan dần cả lá và rụng. Mong các sư huynh chỉ giúp.

Trả lời:
Cây lan của bạn đang bị bệnh đốm nâu. Bệnh này thường xuất hiện khi môi trường quá nóng ẩm (hầm) hoặc đầu mùa mưa, thường xảy ra ở giai đoạn lá non, lây cả sang lá già làm cây suy yếu, thối mềm rồi chết.Cách điều trị:Mang lan ra chỗ khô, thoáng mát, phun thuốc trị nấm như: Ridomil, Daconil hay Aliette đều có hiệu quả. Khi phun xong cắt nước khoảng 3-4 ngày rồi phun thêm lần nữa, cho lan về vị trí cũ, sau đó phun lần 3. Lần phun thứ 3 cách lần 2 khoảng 7 ngày.Phun phòng cho cả giàn lan chống lây nhiếm.Chúc bạn thành công. Quỳnh Dao
Lan dendro nhà tôi bị bệnh gì , xin các bạn giải đáp giúp. Mặt dưới lá xuất hiện nhiều chấm nhỏ màu đen, rồi lá vàng dần độ 1 tuần thì lá bị rụng. Đã phun Ridomil nhưng không khỏi, chuyển sang dùng Daconil phun 3 ngày/lần (đã phun 2 lần), chưa biết kết quả ra sao.
Đây là hình ảnh:

Trả lời:
Bạn chỉ cần lấy giấy thấm,hay giấy vệ sinh quét ngang những chổ có nhiều đốm nâu hay đỏ nhất ,nhìn lại giấy vửa quét ngang sẽ có màu đỏ của nhện ,bác yên tâm đi chỉ là kinh nghiệm,bác càng phun thuốc nấm lá càng rớt và cây kiệt quệ thêm,nếu bác có quen vườn Thái Châu thì qua hỏi thêm kinh nghiệm của hắn hắn nè,cũng dân tiền Giang culanluasg 



Bảng tổng hợp một số thuốc hay dùng trên lan

Bảng tổng hợp một số thuốc hay dùng trên lan:
LoạiTên thuốcTên hoạt chấtLiều lượngGhi chú
Côn trùngPlutel 0.9 EC;VibamecAbamectinSâu, dòi đục lá
Decis 2.5 ECDeltamethrin1cc/lTiếp xúcSâu
InsecticideFipronil - 9.1%Mối
BasudinKiến, mối
TERMIDOR 25 ECPhenylpyrazolMối, kiến
Padan 95 SP2g/lTiếp xúc,Sâu rầy
Sherzol 205ECCypermethrin2cc/lSâu, rệp, bọ trĩ
FENBIS 25ECDimethoate 21.5% +
Fenvalerate 3.5%
Tiếp xúc, nội hấpSâu, rệp
Pyrinex 20ECChlorpyrifos 20%3cc/lTiếp xúc, xông hơiSâu, kiến
Trebon 10NDEtofenprox (min 96%)Sâu khoang
Patox 95SPCartap1g/lTiếp xúc, nội hấpSâu rầy
Actara 25WGThiamethoxam0.1g/lSâu, rầy, rệp, bọ trĩ
Molucide, Moi oc 6HỐc sên
Deadline BullétMetaldehde 4%Ốc sên
Permethrin 50EC 100mlỐc sên
Helix 500WPMetaldehydeỐc sên
Protein thuỷ phânSofri protein 10DDRuồi
Rầy rệpKelthane 18.5ECDicofol 18.5%1-2cc/lNhện đỏ
Serpa2g/lNhện đỏ, rệp vàng
Bassa 50NDFenobucarb 50%2g/lRệp vàng, bọ trĩ, sâu
Comite 73 EC (Propazite)2-3cc/lNội hấpNhện
Bi-58 40ECDiazinon 5% + Isoprocarb 5%Rệp sáp
Danitol 10ECFenpropathrin 10%3cc/lthẩm thấu, xông hơiNhện đỏ, rầy rệp
Supracid 40ED/NDRệp sáp, rệp trắng, rầy rệp
Suprathion 40EC
Bitox 40ECRầy
Ofatox 400ECFenitrothion, TrichlorfonRệp
Sago super 20ECChlorpyrifos Methyl2.5cc/lXông hơiRệp vảy (nhúng), rệp sáp
Malathion5g/4lBọ trĩ, rệp vảy
Dragon + SK 99Chlorpyrifos Ethyl5cc+20cc/8lBọ trĩ
NấmZineb Bul 80 WPZineb2g/lTiếp xúcĐốm vòng
Dithane M45 80WPMancozebThán thư, đốm lá, cháy lá
Alfamil 25WPMetalaxyl 95%Thối nhũng
Dipomate 80WPThán thư
Vicarben, Carben zinCarbendazime
Aliette 800 WGFosetyl Aluminium (min 95 %)2g/lNội hấp
Trineb 80WPManeb2g/lThán thư
Topsin M 70WPThiophanate-methyl: 70%Mốc xám, thán thư
Score 250 ECDifenoconazole1g/lThán thư, đốm vòng
Validacin 5L, Vanicide 3SLViladamycinThối rễ
Ridomyl 72WP, Mexyl 72WPMetalaxyl 8%+Mancozeb 64%Thán thư
Alpine 80WDGFosetyl-Aluminium 80%
Benlate 50WP1g/l
Cerezan1g/l
Vi trùngStarner 20WPOxolinic acid (min 93 %)Thối nhũng
Ditacin 8LNingnamycin 8%Nội hấpVi khuẩn, vi rút, nấm
Kasuran 47WPKasugamycin 2% +
Copper Oxychloride 45%
Thán thư, thối nhũng
Kasumin 2LKasugamycin 70%Thối vi khuẩn
New kasuranKasugamycin 0.6% + Copper Oxychloride 16 %Héo rũ, rỉ sắt
Coc 85Copper Oxychloride
Streptomycin + Tetracyline1g+2viên/1.5l
Stetomycin 5.4% + Copper Oxychloride 6.6%
Benkocid, benkonaBenzalkonium Chloride6-7cc/ lSát khuẩn, rêu
Rong rêuPhysan 20Quaternary Ammonium Salts20%Sát khuẩn, rêu
Viết tắt
ND: Nhũ dầu
BTN: Bọt thấm nước
LĐ: Lượng độc
Hạt (Granules - GR).
- Dung dịch đậm đặc (Solution concentrates - SL).
- Nhũ tương đậm đặc (Emulsifiable concentrates - EC).
- Nhũ tương cô đặc (Concentrated emulsion - CE).
- Bột thấm nước (Wetlatle powders - WP).
- Huyền phù đậm đặc (Suspension concentrates - SC).
- Nhũ tương dầu/ nước (O/W emulsions - EW).
- Nhũ tương - huyền phù (Suspoemulsions - SE).
- Vi nhũ tương (Microemulsions - ME).
- Hạt phân tán trong nước (Water - dispersible granules - WG).
- Huyền phù vi nang (Microcapsulated suspension - CS).
- Thuốc xử lý hạt giống (Seed treatments - DS, WS, LS, FS).

Hướng dẫn bón phân cho lan Dendro

Dưới đây là kinh nghiệm bón phân và chăm sóc lan dendro của anh anhnhan (hoalancaycanh):


Tỷ lệ phân B1 dùng để tưới lan: Cây mới về phun B1 Thái 3 tuần, 1cc/2 lít/ tuần, tuần thứ tư ngưng B1, phun 30-10-10 0.5g/ lít (dự kiến phun 2 lần 30-10-10 thì xen kẽ 1 lần 20-20-20), sau đó tăng dần lên 1 g/lít khi trưởng thành.




Thuốc: Dự định 1 tháng sẽ phun 1 lần thuốc, 1 lần nước vôi, 1 lần thuốc, 1 lần thuốc tím với tỷ lệ: 

-3 loại thuốc Topsin, Vicarben, A-V-T (hoạt chất hexaconnazole), 3 lọai luân phiên nhau tỷ lệ 1g/lit.

-Thuốc tím 1g/10lit
- Vôi bột lấy 1 nắm pha với 1 lít nước, lấy nước vôi trong pha tỷ lệ 20cc/4lit.
Cho em hỏi một câu ngoài chủ đề phân thuốc là: Khoảng bao lâu thì tháo lớp lưới thứ hai bên dưới ra khỏi giàn, em có chụp hình vườn, và có một số cây bệnh ( thân teo tóp, bóp vào mềm như rỗng, cắt ra có mùi thối), nhưng chưa upload ảnh lên được, sẽ tìm cách up lên sau.



Mong các bác có kinh nghiệm xem liều lượng như trên có được đạt chưa, nếu cần thêm thuốc loại gì, hay giảm liều lượng, các bác chỉnh sửa giúp và hướng dẫn thêm.
Chân thành cám ơn.

Đây là cây bị mềm nhũng thân, hiện tại em đang cách ly và phun Topsin
Cây này thân có màu đen , không biết phải bệnh không
Các cây có lá vàng như thế này em cắt bỏ lá sát cuống lá
Em tham khảo cách tưới nước vôi của chú Thuận và cô Vân, không biết lịch phun như vậy đã hợp lý chưa?
Em tính phun thuốc tím vậy được không. Lịch phun thuốc 2 lần/ tháng, bác Trung thấy có cần không hay giảm còn 1 lần/ tháng.
Em vẫn trồng chủ yếu là than + xơ dừa, sẽ thử nghiệm trồng một ít cây bằng chậu với một lớp mỏng bột dừa khoảng 4cm trên than như topic của bác Trung, còn trồng luống như bbaphi thì em chưa có kinh nghiệm nên chưa dám thử.


Phòng bệnh trên hoa lan cắt cành

Trong những năm gần đây, lan cắt cành được trồng phổ biến rất phổ biến, gồm các giống như: Dendrobium, Mokara và địa lan. Gần đây nhất là lan hồ điệp cũng là một trong những nhóm hoa lan sẽ được đưa vào khai thác như hoa lan cắt cành. Nhưng việc chăm sóc và phòng ngừa sâu bệnh trên lan cắt cành gặp vô vàng khó khăn.
Hoa lan cắt cành


Nay Blog xin liệt kê một số bệnh chính thường gặp khi trồng hoa lan cắt cành là: 

I. Các loại bệnh hại lan cắt cành

1.1. Bệnh lan bị tuột lá chân 

Mô tả bệnh: Loại bệnh này thường gặp ở những vườn trồng lan Mokara. Phần lá chân của cây lan (sát mặt giá thể) thường vàng, héo và sau đó rụng lá. Bệnh thường xuất hiện ở những cây lan suy dinh dưỡng còi cọc, đến khi trồng lại tưới nhiều nước. 
Phòng trị: Sử dụng Ridomil với liều lượng 30g/lít. 

1.2. Bệnh thối đen lá non 

Bệnh đen lá non thường xuất hiện trên những vườn trồng lan Mokara. Vết bệnh ban đầu là những chấm đen nhỏ li ti, sau đó vết bệnh lan rộng và làm thối cả một vùng rộng lớn. Nguyên nhân là do điều kiện trồng quá ẩm
Phòng trị: Hạn chế tưới nước. Khi bệnh có dấu hiệu nặng thì sử dụng  Physan 20 hoặc Ridomil
Để việc tưới nước và bón phân cho lan mokara đạt hiệu quả, mời các bạn xem bài viết: Tưới nước bón phân cho Vanda và Mokara đúng cách hoặc bài viết Chia sẽ một số kinh nghiệm trồng lan Mokara

1.3. Bệnh đốm lá trên lan

Bệnh đốm lá trên lan Do nấm Cercospora sp. gây ra trên lan dendro
Bệnh đốm lá trên lan Do nấm Cercospora sp. gây ra trên lan dendro
Bệnh đốm lá trên lan Do nấm Cercospora sp. gây ra trên lan mokara
Bệnh đốm lá trên lan Do nấm Cercospora sp. gây ra trên lan mokara

Do nấm Cercospora sp. gây ra (Tìm hiểu thêm về loại nấm Cercospora sp). Bệnh thường phát triển phổ biến ở những vườn lan trồng Dendrobium và lan Mokara. Gây hại chủ yếu trong mùa mưa, ở những 
vườn có ẩm độ cao. Vết bệnh là những đốm nhỏ tròn màu đen, hình trong hơi lõm, ở giữa màu nâu nhạt, xung quanh có gờ nổi màu nâu đậm. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá già.

+ Phòng ngừa bệnh đốm lá trên lan: Thường xuyên dọn vệ sinh vườn lan. Phun thuốc phòng bệnh khi cây còn nhỏ, chưa xuất hiện triệu chứng bệnh.
+ Xử lý khi bệnh đốm lá vừa xuất hiện: cắt bỏ phần vết bệnh trên lá, sau đó bôi thuốc trị nấm.
+ Khi cần thiết có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Rydomyl Gold 68 WP, Dipomate 80 WP, Zineb, Captan + Aliette, hỗn hợp Carbenzim với Dipomate...
Chú ý khi phun thuốc: phải phun đều cả hai mặt lá và sau đó khoảng 01 giờ, phải phun bổ sung phân bón lá hoặc phân vi lượng.

1.4. Bệnh đốm đen lõm 

Bệnh đốm đen lõm do nấm Phyllosticta capitalensis
Bệnh đốm đen lõm do nấm Phyllosticta capitalensis
Bệnh đốm đen lõm do nấm Phyllosticta capitalensis
Trên Dendrobium, lá non thường xuất hiện đốm tròn nhỏ màu vàng hoặc màu đen. 
Trong 2-3 tuần, toàn bộ lá bị nhiễm bệnh chuyển sang ​​màu đen và rụng
Trong 2-3 tuần, toàn bộ lá bị nhiễm bệnh chuyển sang ​​màu đen và rụng
Bệnh này do nấm Phyllosticta capitalensis gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở những vườn lan trồng Dendrobium, gây hại ở cuối mùa mưa đầu mùa nắng. Vết bệnh là những chấm đen nhỏ, hơi tròn. Bệnh gây hại nặng trên những vườn lan kém vệ sinh.

Phòng trị: Vệ sinh dọn dẹp vườn lan. Cứ 2 – 3 tháng phun khử trùng 1 lần bằng dung dịch nước vôi.
Phòng trừ bệnh có thể dùng một trong những loại thuốc trừ nấm như Zineb, Topsin,…

1.5. Bệnh tuột lá trên cây Dendrobium 

Bệnh tuột lá trên cây Dendrobium
Đây là bệnh khá quan trọng và phổ biến nhất trên những vườn lan trồng Dendrobium, còn gọi là bệnh đốm hoại tử. Xuất hiện ở những vườn lan có biên độ dao động ẩm độ lớn và nhiệt độ thay đổi đột ngột. Vết bệnh ban đầu là những vết ố vàng nham nhở, sau đó lan rộng. Xuất hiện nhiều ở những lá già. Nếu bệnh nặng có thể làm cây lan rụng hết lá.

Để kiểm soát hoàn toàn bệnh này, có thể sử dụng Ronilan, cứ 10 ngày/lần.

1.6. Bệnh thối mềm giả hành 

Cây con vừa mọc thì đã bị thối
Cây con vừa mọc thì đã bị thối
Bệnh thối mềm giả hành
Bệnh thối mềm giả hành 

Bệnh thối mềm do vi khuẩn Pseudomonas gladioli gây ra. Vết bệnh ban đầu có hình dạng bất định, ủng nước, màu trắng, thường lan rộng theo chiều rộng của lá. Gặp thới tiết ẩm ướt, mô bệnh càng thối nặng hơn.

Phòng trị:
+ Vệ sinh thường thường xuyên.
+ Hạn chế tưới nước cho cây vào buổi tối.
+ Tách những cây bệnh để riêng, nếu nặng có thể đem huỷ.
+ Có thể sử dụng các loại thuốc như Steptomycin hoặc Tetracyline để phun.

1.7. Bệnh thối nâu

Bệnh thường do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra, còn gọi là thối nâu. Vết bệnh ban đầu màu nâu nhạt, hình tròn, mọng nước. Sau đó, vết bệnh đậm dần lên và lan ra cả giả hành. Bệnh gây hại mạnh trên những vườn lan trồng vũ nữ.

II. Sâu hại lan cắt cành

2.1. Bọ trĩ 

Bệnh đốm đen của hoa lan là do nấm Fusarium sp. gây ra kết hợp với bọ trĩ. Bệnh thường xảy ra trong mùa nắng, ở những vườn lan có ẩm độ thấp.
Phòng trị: Có thể sử dụng Mesurol và Dithane M45.

2.2. Rệp vảy 

Rệp thường bám trên những giả hành còn non hoặc trên những lá lan. Sâu gây hại nặng làm giảm quang hợp của cây và ảnh hưởng lớn đến năng suất và mẫu mã cây. Rệp vảy xuất hiện nhiều ở những vườn lan vệ sinh kém, ẩm độ cao.
Phòng trị: Vệ sinh vườn thường xuyên. Có thể chà xát rệp ở những cây bị nặng bằng bàn chải. Hoặc dùng một trong những loại thuốc như Alpha cypermethin hoặc Dimethoate.


Lưu ý: Đối với lan, chuyện phòng bệnh lúc nào cũng là ưu tiên hàng đầu, vì khi cây đã bị nấm bệnh thì khả năng lây lan cho cả vườn lan là rất cao. Đừng để khi cây bị bệnh thì mới trị. Cách dễ dàng nhất là xuyên theo dõi lá lan để biết tình trạng của cây đang thế nào. Các bạn có thể xem thêm bài viết này: Cách quan sát lá lan để phát hiện bệnh trên lan

Chúc các bạn may mắn. 
(Tài liệu sưu tầm)

Mẹo chăm sóc lan hồ điệp

Vài tháng trước, tôi được người bạn thân tặng cho chậu lan hồ điệp đang nở bông vô cùng đẹp. Cây lan tôi được tặng có 2 nhánh bông và có trên 15 bông đang nở, bộ lá thì xanh mướt tuyệt đẹp. Khi tặng, bạn tôi không quên dặn dò rằng: " Mày chỉ cần  tưới nước 1 tuần một lần là đủ, không cần bón phân gì cho mệt"
Cây hồ điệp với 2 nhánh bông cho hoa rực rỡ
Cây hồ điệp với 2 nhánh bông cho hoa rực rỡ
Tôi rất vui khi có được chậu hồ điệp này. Tôi bèn để cây lan ở gần bếp để mỗi khi ra vào hay nấu ăn, đễ dễ dàng nhìn ngắm những bông hoa đang nở. Y như lời bạn tôi đã dặn, cứ chủ nhật hàng tuần là tôi tưới lan bằng một ly nước nhỏ. Hôm nọ ra tiệm ăn, tôi thấy nhân viên ở đó bỏ mấy viên nước đá vào chậu hồ điệp. Tôi ngạc nhiên và hỏi thăm thì anh ta nói là: Bỏ nước đá vào gốc sẽ cho hoa tốt hơn(???) Thế là về nhà, tôi làm thử theo lời hướng dẫn của anh ta và mỗi ngày cho khoảng 10 viên nước đá nhỏ vào gốc lan hồ điệp.
Sau 1 tuần thì ôi thôi! những bông hoa to nhất ở dưới bị héo dần... Lúc này, tôi cho là: "Chắc tại hoa đã hoa bắt đầu tàn". Nhưng rồi nụ hoa vừa nở cũng héo rồi "tàn" theo. (đau tập 1)

Đến lúc này, tôi lại nghĩ: chắc do mình tưới ít nước quá làm cây hồ điệp thiếu nước". Thế là tôi tưới thêm và bỏ thêm đá cục. Tiếp theo lá hồ điệp mềm rũ và vàng úa. (đau tập 2)

"Chắc là do cây đang thiếu phân đây mà", tôi tức tốc chạy ra thuốc BVTV mua một hộp phân bón có màu xanh. Theo lời chỉ dẫn của chủ cửa hàng: " anh cho 1 muỗng cà phê phân bón vào 4l nước, rồi tưới cho lan", việc này quá dễ!!!. Tôi nghĩ "có chút xíu phân bón mà sao đủ để cây khởe", tôi cho luôn  cả 1 muỗng phân vào 1lít nước, với hy vọng chậu hồ điệp  sẽ  mau xanh tốt trở lại.

Nhưng than ôi, mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn: Cây hồ điệp tươi tốt ban đầu của tôi nay thì cành hoa rũ xuống, hoa thì héo tàn rồi rụng dần, lá mềm cong xuống, vàng vọt rồi rụng lần lượt lá này đến lá khác. Bộ rễ  tròn trịa mập mạp ban đầu  nay chỉ còn có một khúc ngắn ngủi teo tóp, đầu rễ chỉ còn nhỏ như đầu tăm và đen thùi lùi trong đám rêu ẩm ướt và có mùi khó chịu. (đau toàn tập)
Lan hồ điệp bị vàng lá, rụng bông và thối rễ
Lan hồ điệp bị vàng lá, rụng bông và thối rễ
Trên đây là chia sẽ về kinh nghiệm "đau thương" của một bạn khi lần đầu tiên chăm sóc lan hồ điệp. Nếu bạn cũng gặp trường hợp như thế thì cách khắc phục là như thế nào? Đồng thời phải làm gì để tránh được các tình huống không mong muốn khi chăm sóc lan hồ điệp, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây sẽ rất hữu ích cho bạn.

Khắc phục tình trạng hồ điệp hoa tàn, lá vàng héo và rụng hết

Việc thứ 1 cần làm: Trước hết "chẩn đoán bệnh" cho cây hồ điệp này đã, bạn hãy lấy cây ra khỏi chậu, quan sát những gì trước mắt. Do việc tưới nước không đúng cách đã làm đám rêu trồng cây bị ẩm ướt liên tục nên đã mục nát. Còn rễ lan thối đen gần hết chỉ còn chiếc vỏ mỏng màu nâu.
Lấy cây hồ điệp ra khỏi chậu và quan sát bộ rễ
Lấy cây hồ điệp ra khỏi chậu và quan sát bộ rễ

Việc thứ 2 cần làm: là lấy cây ra khỏi chậu. Dùng xà phòng rửa chén rửa cây cho sạch. Lấy dao hay kéo hơ lên trên bếp để khử trùng hay lưỡi dao cạo mới tinh cắt bỏ hết rễ thối, lá vàng và cành hoa. Đừng có tiếc giữ cành hoa lại vì cây không còn rễ tốt để nuôi cây và cành hoa.

Việc thứ 3 cần làm: Dùng bột quế, bột diêm sinh bất cứ thuốc diệt tùng, diệt nấm nào có, rắc lên trên các vết cắt và trên rễ. Sau đó cho vào bao nylon, bịt kín lại rồi treo vào chỗ ấm áp và rợp mát. Ba bốn tuần sau, cây bắt đầu mọc rễ. Khi rễ dài chừng 3-4 cm đem ra trồng với vỏ thông, than củi hay vỏ dừa loại trung bình. Đem ngâm vỏ cây tối thiểu 24 giờ trước khi trồng

Việc thứ 4 cần làm: Lấy một chiếc chậu mới bằng nhựa hay đất, miệng rộng khoảng 15 cm dưới đáy lót hột móp (peanut foam) chừng 2-3 cm. Để cây vào giữa chậu, bỏ vỏ cây hay vỏ dừa vào chung quanh, rồi dùng ngón tay ấn chặt quanh miệng chậu cho cây khỏi lung lay. Ngưng tưới nước 2-3 tuần lễ và chỉ phun sương

Cuối cùng, tưới nước và bón phân như sau: 1 tuần lễ tưới phân 1 lần. Tưới đi tưới lại cho thật đẫm nước và bón phân theo tỉ lệ NPK 20-20-20 pha ½ muỗng cà phê với 4 lit nước.
những cây hồ điệp xanh mướt trong 1 vườn lan
Những cây hồ điệp xanh mướt trong 1 vườn lan

NHỮNG SỰ SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI CHĂM SÓC HỒ ĐIỆP

1. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc hồ điệp thì không nên trồng lan với dớn trắng (rêu) vì dớn mau mục & dễ bị nấm bệnh. Do loại chất trồng này giữ muối ở trong nước và phân bón cho nên ta phải thay chậu hàng năm. Các vườn lan hồ điệp công nghiệp, họ trồng lan bằng dớn trắng vì chúng giữ được độ ẩm cao, tiết kiệm được lượng nước tưới cũng như công chăm sóc. Song các vấn đề như: nhiệt độ, ánh sáng, hệ thống thông gió cũng như chế độ phân bón đã được nghiên cứu kỹ càng. Thêm vào đó, nước tưới lan được họ quản lý rất chặc chẽ về độ PH, lượng tạp chất có trong đó cho nên họ chỉ cần tưới khoảng 2 tuần lễ một lần. Chúng ta thì không đủ điều kiện kỹ thuật để có thể trồng lan như vậy.

2. Còn khi bạn muốn tưới nước cho lan hồ điệp hãy quan sát nếu thấy bộ rễ đã khô ráo thì hẵn tưới. Khi tưới thì nên tưới thật đẫm để nước có thể thấm vào tất cả rễ, đồng thời rửa trôi phần muối đọng lại ở đáy chậu. Xem thêm: Tưới nước cho lan hồ điệp thế nào?

3. Như câu truyện ở đầu bài viết, bạn không nên bỏ nước đá vào trong chậu lan vì rễ sẽ bị lạnh không hút nước được. Hơn nữa cây lan thích thoáng mát nhưng không ưa bị lạnh đâu bạn ạ. Nếu nhiệt độ văn phòng bạn hơi lạnh, hoa lan sẽ lâu tàn hơn, nhưng nếu nhiệt độ thay đổi quá đột ngột sẽ là nguyên nhân chính làm cho hoa mau tàn và thúi nụ hoa. 
Không nên để nước đá vào chậu lan hồ điệp
Không nên để nước đá vào chậu lan hồ điệp
4. Bón phân với liều lượng 1 muỗng cafe/1 lít nước là quá đậm đặc để tưới cho lan, nó không hiệu quả trái lại còn có tác hại to lớn đối với lan. Hãy nhớ điều này: "chỉ nên bón phân khi cây mạnh khỏe và ra rễ non nhiều" Chứ rễ lan đã bị thối thì làm sao mà lan hút được nước và phân bón (cây bị "đói, khát" thì làm sao không héo lá, rụng hoa). Mỗi lần tưới phân cho lan thì tưới thật loãng (1/2 hoặc 1 muỗng/ 4lit nước), có thể chia ra tưới nhiều lần. dùng phân bón có nòng độ quá mạnh tưới sẽ làm lan cháy đầu rễ. 
Lan hồ điệp bị cháy đầu rễ do dư phân bón
Lan hồ điệp bị cháy đầu rễ do dư phân bón
5. Lan rất mẫn cảm với mùi gas, khói và mùi dầu mỡ trong bếp. Chúng có thể làm hoa chóng tàn và thui nụ. Hơn nữa khi bạn nấu bếp thì nhiệt độ phòng thường tăng lên, sau đó thì giảm xuống. Nhiệt độ thay đổi đột ngột như vậy sẽ gây sock cho lan hồ điệp.

6. Một khi bạn đã có chậu hồ điệp thật tốt thì chuyện hồ điệp sẽ ra bông là điều hiển nhiên, để có những nhánh hoa hồ điệp mọc ngay ngắn, đầy thẩm mỹ, bạn xem bài Cách làm cho phát hoa hồ điệp mọc thẳng để biết cách làm nhá!
Trên lá hồ điệp xuất hiện những đóm trắng loang lỗ do lá tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
Trên lá hồ điệp xuất hiện những đóm trắng loang lỗ do lá tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
Bệnh đóm vòng trên lan hồ điệp do virus
Bệnh đóm vòng trên lan hồ điệp do virus