Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Mẹo chăm sóc lan hồ điệp

Vài tháng trước, tôi được người bạn thân tặng cho chậu lan hồ điệp đang nở bông vô cùng đẹp. Cây lan tôi được tặng có 2 nhánh bông và có trên 15 bông đang nở, bộ lá thì xanh mướt tuyệt đẹp. Khi tặng, bạn tôi không quên dặn dò rằng: " Mày chỉ cần  tưới nước 1 tuần một lần là đủ, không cần bón phân gì cho mệt"
Cây hồ điệp với 2 nhánh bông cho hoa rực rỡ
Cây hồ điệp với 2 nhánh bông cho hoa rực rỡ
Tôi rất vui khi có được chậu hồ điệp này. Tôi bèn để cây lan ở gần bếp để mỗi khi ra vào hay nấu ăn, đễ dễ dàng nhìn ngắm những bông hoa đang nở. Y như lời bạn tôi đã dặn, cứ chủ nhật hàng tuần là tôi tưới lan bằng một ly nước nhỏ. Hôm nọ ra tiệm ăn, tôi thấy nhân viên ở đó bỏ mấy viên nước đá vào chậu hồ điệp. Tôi ngạc nhiên và hỏi thăm thì anh ta nói là: Bỏ nước đá vào gốc sẽ cho hoa tốt hơn(???) Thế là về nhà, tôi làm thử theo lời hướng dẫn của anh ta và mỗi ngày cho khoảng 10 viên nước đá nhỏ vào gốc lan hồ điệp.
Sau 1 tuần thì ôi thôi! những bông hoa to nhất ở dưới bị héo dần... Lúc này, tôi cho là: "Chắc tại hoa đã hoa bắt đầu tàn". Nhưng rồi nụ hoa vừa nở cũng héo rồi "tàn" theo. (đau tập 1)

Đến lúc này, tôi lại nghĩ: chắc do mình tưới ít nước quá làm cây hồ điệp thiếu nước". Thế là tôi tưới thêm và bỏ thêm đá cục. Tiếp theo lá hồ điệp mềm rũ và vàng úa. (đau tập 2)

"Chắc là do cây đang thiếu phân đây mà", tôi tức tốc chạy ra thuốc BVTV mua một hộp phân bón có màu xanh. Theo lời chỉ dẫn của chủ cửa hàng: " anh cho 1 muỗng cà phê phân bón vào 4l nước, rồi tưới cho lan", việc này quá dễ!!!. Tôi nghĩ "có chút xíu phân bón mà sao đủ để cây khởe", tôi cho luôn  cả 1 muỗng phân vào 1lít nước, với hy vọng chậu hồ điệp  sẽ  mau xanh tốt trở lại.

Nhưng than ôi, mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn: Cây hồ điệp tươi tốt ban đầu của tôi nay thì cành hoa rũ xuống, hoa thì héo tàn rồi rụng dần, lá mềm cong xuống, vàng vọt rồi rụng lần lượt lá này đến lá khác. Bộ rễ  tròn trịa mập mạp ban đầu  nay chỉ còn có một khúc ngắn ngủi teo tóp, đầu rễ chỉ còn nhỏ như đầu tăm và đen thùi lùi trong đám rêu ẩm ướt và có mùi khó chịu. (đau toàn tập)
Lan hồ điệp bị vàng lá, rụng bông và thối rễ
Lan hồ điệp bị vàng lá, rụng bông và thối rễ
Trên đây là chia sẽ về kinh nghiệm "đau thương" của một bạn khi lần đầu tiên chăm sóc lan hồ điệp. Nếu bạn cũng gặp trường hợp như thế thì cách khắc phục là như thế nào? Đồng thời phải làm gì để tránh được các tình huống không mong muốn khi chăm sóc lan hồ điệp, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây sẽ rất hữu ích cho bạn.

Khắc phục tình trạng hồ điệp hoa tàn, lá vàng héo và rụng hết

Việc thứ 1 cần làm: Trước hết "chẩn đoán bệnh" cho cây hồ điệp này đã, bạn hãy lấy cây ra khỏi chậu, quan sát những gì trước mắt. Do việc tưới nước không đúng cách đã làm đám rêu trồng cây bị ẩm ướt liên tục nên đã mục nát. Còn rễ lan thối đen gần hết chỉ còn chiếc vỏ mỏng màu nâu.
Lấy cây hồ điệp ra khỏi chậu và quan sát bộ rễ
Lấy cây hồ điệp ra khỏi chậu và quan sát bộ rễ

Việc thứ 2 cần làm: là lấy cây ra khỏi chậu. Dùng xà phòng rửa chén rửa cây cho sạch. Lấy dao hay kéo hơ lên trên bếp để khử trùng hay lưỡi dao cạo mới tinh cắt bỏ hết rễ thối, lá vàng và cành hoa. Đừng có tiếc giữ cành hoa lại vì cây không còn rễ tốt để nuôi cây và cành hoa.

Việc thứ 3 cần làm: Dùng bột quế, bột diêm sinh bất cứ thuốc diệt tùng, diệt nấm nào có, rắc lên trên các vết cắt và trên rễ. Sau đó cho vào bao nylon, bịt kín lại rồi treo vào chỗ ấm áp và rợp mát. Ba bốn tuần sau, cây bắt đầu mọc rễ. Khi rễ dài chừng 3-4 cm đem ra trồng với vỏ thông, than củi hay vỏ dừa loại trung bình. Đem ngâm vỏ cây tối thiểu 24 giờ trước khi trồng

Việc thứ 4 cần làm: Lấy một chiếc chậu mới bằng nhựa hay đất, miệng rộng khoảng 15 cm dưới đáy lót hột móp (peanut foam) chừng 2-3 cm. Để cây vào giữa chậu, bỏ vỏ cây hay vỏ dừa vào chung quanh, rồi dùng ngón tay ấn chặt quanh miệng chậu cho cây khỏi lung lay. Ngưng tưới nước 2-3 tuần lễ và chỉ phun sương

Cuối cùng, tưới nước và bón phân như sau: 1 tuần lễ tưới phân 1 lần. Tưới đi tưới lại cho thật đẫm nước và bón phân theo tỉ lệ NPK 20-20-20 pha ½ muỗng cà phê với 4 lit nước.
những cây hồ điệp xanh mướt trong 1 vườn lan
Những cây hồ điệp xanh mướt trong 1 vườn lan

NHỮNG SỰ SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI CHĂM SÓC HỒ ĐIỆP

1. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc hồ điệp thì không nên trồng lan với dớn trắng (rêu) vì dớn mau mục & dễ bị nấm bệnh. Do loại chất trồng này giữ muối ở trong nước và phân bón cho nên ta phải thay chậu hàng năm. Các vườn lan hồ điệp công nghiệp, họ trồng lan bằng dớn trắng vì chúng giữ được độ ẩm cao, tiết kiệm được lượng nước tưới cũng như công chăm sóc. Song các vấn đề như: nhiệt độ, ánh sáng, hệ thống thông gió cũng như chế độ phân bón đã được nghiên cứu kỹ càng. Thêm vào đó, nước tưới lan được họ quản lý rất chặc chẽ về độ PH, lượng tạp chất có trong đó cho nên họ chỉ cần tưới khoảng 2 tuần lễ một lần. Chúng ta thì không đủ điều kiện kỹ thuật để có thể trồng lan như vậy.

2. Còn khi bạn muốn tưới nước cho lan hồ điệp hãy quan sát nếu thấy bộ rễ đã khô ráo thì hẵn tưới. Khi tưới thì nên tưới thật đẫm để nước có thể thấm vào tất cả rễ, đồng thời rửa trôi phần muối đọng lại ở đáy chậu. Xem thêm: Tưới nước cho lan hồ điệp thế nào?

3. Như câu truyện ở đầu bài viết, bạn không nên bỏ nước đá vào trong chậu lan vì rễ sẽ bị lạnh không hút nước được. Hơn nữa cây lan thích thoáng mát nhưng không ưa bị lạnh đâu bạn ạ. Nếu nhiệt độ văn phòng bạn hơi lạnh, hoa lan sẽ lâu tàn hơn, nhưng nếu nhiệt độ thay đổi quá đột ngột sẽ là nguyên nhân chính làm cho hoa mau tàn và thúi nụ hoa. 
Không nên để nước đá vào chậu lan hồ điệp
Không nên để nước đá vào chậu lan hồ điệp
4. Bón phân với liều lượng 1 muỗng cafe/1 lít nước là quá đậm đặc để tưới cho lan, nó không hiệu quả trái lại còn có tác hại to lớn đối với lan. Hãy nhớ điều này: "chỉ nên bón phân khi cây mạnh khỏe và ra rễ non nhiều" Chứ rễ lan đã bị thối thì làm sao mà lan hút được nước và phân bón (cây bị "đói, khát" thì làm sao không héo lá, rụng hoa). Mỗi lần tưới phân cho lan thì tưới thật loãng (1/2 hoặc 1 muỗng/ 4lit nước), có thể chia ra tưới nhiều lần. dùng phân bón có nòng độ quá mạnh tưới sẽ làm lan cháy đầu rễ. 
Lan hồ điệp bị cháy đầu rễ do dư phân bón
Lan hồ điệp bị cháy đầu rễ do dư phân bón
5. Lan rất mẫn cảm với mùi gas, khói và mùi dầu mỡ trong bếp. Chúng có thể làm hoa chóng tàn và thui nụ. Hơn nữa khi bạn nấu bếp thì nhiệt độ phòng thường tăng lên, sau đó thì giảm xuống. Nhiệt độ thay đổi đột ngột như vậy sẽ gây sock cho lan hồ điệp.

6. Một khi bạn đã có chậu hồ điệp thật tốt thì chuyện hồ điệp sẽ ra bông là điều hiển nhiên, để có những nhánh hoa hồ điệp mọc ngay ngắn, đầy thẩm mỹ, bạn xem bài Cách làm cho phát hoa hồ điệp mọc thẳng để biết cách làm nhá!
Trên lá hồ điệp xuất hiện những đóm trắng loang lỗ do lá tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
Trên lá hồ điệp xuất hiện những đóm trắng loang lỗ do lá tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
Bệnh đóm vòng trên lan hồ điệp do virus
Bệnh đóm vòng trên lan hồ điệp do virus

5 nhận xét:

  1. Rễ của cây lan hồ điệp có màu tím tím ở đầu rễ. Thân rễ màu bạc. Khi mua lựa rễ có màu như vầy là cây khoẻ.
    [im]http://anh.hoalansadec.com/uploads/orlandosep1050-4964112020.jpg[/im]

    Trả lờiXóa
  2. Trồng lan Hồ Điệp, nên:
    - Trồng bằng than đập nhỏ, lèn chặt.
    - Sài phân chì tan chậm bón gốc.
    - Nếu sài phân bón lá thì cũng chỉ nên xịt vào gốc.
    - Tưới B1 mỗi tuần.
    - Trồng che mưa bằng tole sáng.

    Trả lờiXóa
  3. Cô bé bán diêmlúc 23:10 6 tháng 3, 2015

    Xử lý khi cây hồ điệp chậm ra hoa - Nhà mình cũng trồng khoảng 20 cây hồ điệp hơn 2 năm nay, cây mọc rất tốt với giá thể là than, ngày tưới 1 lần vào buổi sáng trước khi đi làm, lá và rễ sum suê nhưng 2 năm nay rồi không có bông trong khi đám Dendrobium và Cattleya gần đó (hơi nhiều nắng hơn) rồi Vanda ở phía ngoài thì cứ ra bông liên tục. Theo mình nghĩ lý do thứ nhất là do chỉ tưới bằng phân 20-20-20, lượng P không đủ để cây ra bông, tuy nhiên vì trồng chung lan đủ mọi độ tuổi lại không có thì giờ để dùng phân thích hợp cho từng độ tuổi nên đành phải chấp nhận. Lý do thứ hai có lẽ do đa số hồ điệp của mình có xuất xứ từ Lâm Đồng (mua của Lâm Thăng) và từ Hà nội đem vào sau mỗi chuyến công tác nên cây chưa thích nghi hoàn toàn với khí hậu của Tp. Hồ Chí Minh.
    - Trả lời 20 chục cây hồ diệp tươi tốt mà không có hoa!!! mặc dù trồng hai năm !!! coi như là nghẹn bông đầu đi,không thể gọi là chưa thích hợp vì cây trồng tốt tươi,với lại cây Lâm Thăng mình mua cũng nhiều, ra hoa bình thường vài cách góp ý với bạn hy vọng dễ ra hoa hơn
    1) tạo sốc cây :
    a)sốc ngược tức là không cần tưới phân nữa chỉ tưới nước cho đến khi ra hoa b) sốc xuôi :tức là không tưới 20-20-20 nữa mà chỉ tưới phân hữu cơ mà thôi ,một tháng tưới dặm 6-30-30 một lần ,cho đến khi ra hoa
    c) chờ đợi thường thì cây lì lợm nhất ba năm là ra hoa,nếu trồng tốt
    d) mang thử một cây đi trồng chổ khác chắc chắn sẽ ra hoa( do thay đổi môi trường)
    e)tăng khoảng cách giữa các cây tạo độ thoáng
    f) tăng lượng nắng lên một chút ,một chút thôi nhé .
    ý kiến bác th Hồ điệp không ra bông 90 phần trăm là tại nhiệt độ ban đêm không đủ lạnh để kích thích chồi khi tới kỳ. Khoảng tháng 10 và 11, nó cần nhiệt độ ban đêm từ 15 đến 20C cho một tháng để đâm chồi. Không phải là tại dùng phân 20-20-20 vì mình cũng xài nó mà cây vẩn ra bông bình thường. Ở nhà mình khi mùa thu làm nhiệt độ trong nhà hạ xuống tới khung nhiệt thích hợp là cây lớn cây bé đâm chồi hết. Bởi vậy ở SG phải áp dụng bí quyết phòng lạnh hay tủ lạnh để kích thích cây.

    Trả lờiXóa
  4. Cám ơn blog đã cung cấp thông tin hữu ích về cách chăm sóc hồ điệp

    Trả lờiXóa