Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Lựa chọn lan ngọc điểm thế nào?

Hiện nay, trên thị trường có bán nhiều loại lan ĐAI CHÂU, có loại hàng rời được khai thác từ tự nhiên về, có loại lan ĐAI CHÂU nhân giống công nghiệp,….tuy nhiên, yếu tố cơ bản nhất để lựa chọn được một cành ĐAI CHÂU có khả năng cao cho hoa đẹp đó là: chọn loại lá bề ngang tương đương lòng bàn tay,dài tối thiểu 45cm-55cm Dù lá xếp (lá ngắn) hay lá lướt (lá dài, thường hay bị vặn xoắn) cũng phải dày vừa đủ (loại lá xếp ngắn nhiều khi dày quá hoa không được đẹp lắm) gân lá nổi rõ dọc theo chiều dài lá; đầu lá uốn cong như sừng trâu.

- Lá dài và rất mỏng thường đi với bản lá chỉ bằng 2 ngón tay, loại này sẽ cho hoa không đẹp, chỉ nên để chúng ta tập cấy ghép nghiên cứu mà thôi
- Lá dày to bản bằng bàn tay xếp khít nhau, hoa cũng ít khi được đẹp, được cái màu trắng rõ nét nhưng kèm theo đó là môi hay bị nhạt màu.
- Lá xếp bình thường bản lá to, sống gân nổi rõ đầu lá uốn cong giống hình sừng trâu nên có ít nhất 1 giò trong vườn nhà.

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Một số thuật ngữ tiếng Anh mô tả lan hồ điệp





  • Bloom Nở - những bông hoa thực tế một khi chúng được mở.
  • Bud Nụ - hoa trước khi nó được mở ra.
  • Column Cột -, tròn, mở rộng cột như nhỏ giữa hai cánh hoa lớn nhất. Đây là là cơ quan sinh sản trung tâm của hoa phong lan.
  • Inflorescence Cụm hoa - phần hoa của một nhánh lan.
  • Keiki - một nhà máy nhỏ phát triển từ một nút trên thân cây hoa.
  • Leaves  - nằm trên rễ.
  • Lip Môi - một phần của hoa được gần như hoàn toàn tách ra từ phần còn lại của hoa, tuy nhiên, nó được kết nối bởi các cột. Môi chuyên để hỗ trợ trong việc thụ phấn.
  • Medium Trung bình - vật liệu thêm vào một thùng chứa của phong lan, có thể dao động từ giống như đất để vỏ cây.
  • Node  Nút - một phần riêng biệt hoặc sắc trên cụm hoa mà từ đó một gốc hoa thứ cấp có thể xuất hiện từ sau khi cụm hoa chính đã kết thúc nở.
  • Roots Rễ - nằm ngay dưới lá.
  • Sepal Sepal - các phân đoạn bên ngoài trên một hoa phong lan. Tương tự như cánh hoa, đài hoa là ba phân đoạn nhỏ hơn của hoa để tạo ra một hình tam giác.
  • Spike/Stem Cành / gốc - một cuống hoa.
  • Stake Cổ phần - một thanh gỗ để hỗ trợ cho phong lan cành.
  • Throat  Họng - phần bên trong của một môi phong lan hình ống, thường khá đầy màu sắc.
  • Bare root trơ rễ
  • New canes: nhiều mầm mới
  • Pests and Diseases: sâu bệnh
  • Phalaenopsis orchid bud blast: thối nụ trên lan hồ điệp
  • Propagate Phalaenopsis: nhân giống lan hồ điệp
  • Dividing and Propagating Phalaenopsis Orchids:  Chiết tách và nhân giống hồ điệp
------------------------------------------------------------------
Thuật ngữ tiếng anh thường gặp về phong lan:
  • mealy bug: rệp bông, rệp trắng
  • Boiduvale scales: Rệp sáp
  • Isopod, Pillbug, Sow Bug: Sâu Bi
  • aphids: rệp xanh ,đen ,vàng
  • Spider mite :rệp nhỏ 
  • Red spider mite :nhện đỏ
  • White fly: ruồi trắng
  • Snails: sên :có vỏ
  • Slugs:không vỏ
  • soft wrinkled orchid leaves: lá lan mềm và nhăn nheo

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Trồng lan Cattleya vào chậu như thế nào?

  Có những cái tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất quan trọng. Ngoài việc chọn chậu, chọn và sắp xếp chất trồng thì cần phải chú ý khi cố định cây mới vào chậu.

    Tại sao đầu rễ mới bị đen ? Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó là do khi trồng cây mới không buột chặt cây vào ti chống hay móc treo. Đối với chậu đất nung thì cần phải làm ti chống để buột cây vào đó, nhưng đối với chậu nhựa thì dùng luôn móc treo để cố định cây trồng.

    Nhiều người rất sơ ý khi buột cây vào ti chống hay móc treo. Thuận tay họ buột vào bất cứ vị trí nào ở trên giả hành. ( Ví dụ như Hình 1 )

cây cảnh thăng long | trồng lan cattleya vào chậu

    Sợi dây điện vòng qua thân giả hành như hình trên là không hợp lý. Sau một thời gian ngắn, giả hành mất nước sẽ teo lại. Lúc đó sợi dây điện bị nới lỏng. Cây không còn chặt như lúc mới trồng và sẽ bị lung lay khi có một lực nào đó tác động vào chậu. Đầu rễ mới va chạm vào chất trồng hoặc thành chậu và sẽ bị đen.

    Khi buột cây vào ti chống hay móc treo nên buột vào những vị trí như hình 2,3 :

cây cảnh thăng long | trồng lan cattleya vào chậu


cây cảnh thăng long | trồng lan cattleya vào chậu

    Và nhớ buột cây thật chặt nghe các bạn.

    Sau gần một tháng, em nó sẽ như thế này nè.

cây cảnh thăng long | trồng lan cattleya vào chậu

    XẾP THAN VÀO CHẬU THẲNG ĐỨNG HAY NẰM NGANG?


    Than là loại chất trồng rất phổ biến . Ngoài việc lựa than chắc, láng... ngâm rửa... thì việc cho than vào chậu cũng khá quan trọng trong việc nuôi trồng lan Cattleya. Tại sao phải sắp than to dưới, nhỏ trên và lại sắp đứng ? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thường hay hỏi khi thấy tôi trồng cây mới.

cây cảnh thăng long | trồng lan cattleya vào chậu

    Để trả lời cho câu hỏi này, các bạn thử trồng vài chậu với kiểu sắp than như hình trên xem sao. Lần tưới nước đầu tiên trong ngày, cứ mạnh tay xối vào chất trồng và tuân thủ nguyên tắc giữa hai lần tưới, chậu phải khô ráo hoàn toàn . Sau hai đến ba năm xem lại bộ rễ và tốc độ cây phát triển như thế nào? có khá hơn so với việc sắp than ngang không nhé. 

Phòng trừ sâu bệnh cho Cattleya


I. Sâu hại
1. Rệp son (Scale insects): Là loại rệp có vỏ màu nâu che chở cho cơ thể rệp. Các loài này thường bám vào lá, giả hành và ngay cả trên căn hành để hút nhựa. Nguy hiểm hơn là các loài này sẽ bám vào những mắt ngủ hút nhựa làm cho các mắt ngủ bị chết đi. Các loài này phải phòng trừ thường xuyên nếu không sẽ sinh sản rất nhanh và gây tác hại cho vườn không ít. Phòng trừ bằng cách tiêu diệt bằng tay, dùng các thuốc mạnh như Regent, Lannate, polytrin,… theo nồng độ khuyến cáo.
2. Dán cánh và bọ trĩ (Thrips): Thường xuất hiện trong các giá thể có cấu tạo bằng xơ dừa, vỏ cây mục, dớn vụn hoặc do sử dụng quá nhiều các loại phân hữu cơ dưới dạng xác như: Bánh dầu, phân bo,… có thể dùng các loại thuốc sát trùng như Bassa, confidor, … sử dụng nồng độ theo khuyến cáo trên bao bì , nên phun ngừa 2lần/ tháng.
3. Ốc sên, nhớt: Phá hoại rễ non và tiết ra những chất làm thối các chồi mới mọc. Cần rải thuốc diệt sên nhớt vào những khi có thời tiết quá ẩm.
4. Nhện đỏ (red spider mites): Là côn trùng rất nhỏ, không dài hơn ½ mm, dưới kính lúp quan sát có dạng như con rệp, có 8 chân, nhện khi còn non thường có màu vàng, con trưởng thành chuyển sang màu đỏ. Xuất hiện nhiều vào mùa khô, ít hơn vào mùa mưa. Sống ẩn nấp dưới lá già thành từng đám, nơi nhện ẩn nấp lá biến thành những chấm trắng nhỏ sau đó nối với nhau biến thành màu đen và héo tàn. Rệp đỏ sinh sôi và phát triển rất nhanh, khi phát hiện phải diệt trừ ngay nếu không cây sẽ ngừng phát triển. Phải dùng thuốc thường xuyên và liên tục để diệt cả con già và con đẻ trứng, các thuốc thường dùng để phòng trừ nhện đỏ là: Commite, Nissorun … dùng theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì và thời gian xịt tốt nhất vào lúc 8-9 giờ sáng khi có nắng thì hiệu quả tiêu diệt cao.
5. Rầy bông (Mealy bugs): Có cơ thể mềm nhũn, bên ngoài được bao bọc bằng một lớp màu trắng giống như bông và bóng như sáp. Trong phân của rệp bột này để nhử kiến đến và tha trứng đi khắp nơi và là nguồn thức ăn của nấm bồ hóng (Sacty molds). Nấm này không làm hại đến cây, trên lá những nơi có nấm mọc thì không nhận được ánh sáng để quang hợp. Khi rệp bột hút nhựa cây lan, chúng thường tiết ra một số chất độc làm cho cây lan ngừng phát triển, xung quanh chỗ nấm mọc có màu vàng và lá sẽ khô héo. Rệp bột được trị bằng các loại thuốc sâu, rệp nhưng phải pha cùng với chất dính để phun mới có hiệu quả.
II. Bệnh do nấm:
1. Bệnh thối đen (black rot)
Thường gặp vào mùa mưa ở những vườn có độ ẩm cao hoặc tưới nước quá nhiều. Bệnh này thường gây thiệt hại nghiêm trọng, cây thường chết nhiều và nhanh chóng, nhất là đối với cây con. Bệnh này thường xuất hiện ở gốc và rễ sau đó lan dần lên thân cây. Ban đầu phát sinh ở chồi non làm chồi non thối và có màu nâu, khi cầm vào thì rời khỏi thân dễ dàng, mềm nhũn và đầy nước. Ở Cattleya đầu tiên bệnh thường phát sinh từ rễ, gốc rồi lan nhanh lên thân. Cây sẽ không thối hay rời ra như ở Dendrobium Pompadour nhưng chúng sẽ khô và chết ngay trên chậu, cây bị bệnh sẽ lan nhanh sang cây khác. Nguyên nhân là do nấm Collectotrichum sp và Phytophthora sp, nhưng phần lớn là do nấm Phytophthora sp. gây ra. Việc bón phân hoà tan không hết khi tưới cho cây sẽ làm cây bầm ngọn và làm nấm bệnh dễ gây hại. Ngoài ra trong mùa mưa, nếu tưới phân có hàm lượng đạm cao cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh thối đen (black rot) trên lan cattleya
Bệnh thối đen (black rot) trên lan cattleya
Biện pháp phòng trị: Ở cây con thường dễ bị bệnh hơn, nên tách cây bị bệnh ra riêng và sử dụng thuốc ngừa cho những cây còn lại bằng cách phun hay nhúng cả cây vào dung dịch thuốc nấm. Ở cây lớn thì cắt bỏ phần bị thối, nếu thối đọt thì rút bỏ đọt và phun thuốc nấm vào. Các thuốc diệt nấm có thể sử dụng la: Kasumin, TopsinM, CuzateM8, Score, super Tilt,… theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì.
2. Bệnh đốm vòng (Anthracnse)
Lá có chấm tròn màu nâu đỏ, nâu cháy rồi lan rộng ra thành nhiều vòng tròn đồng tâm, sau cùng sẽ khô cháy. Dấu vết to nhỏ tuỳ theo từng loại lan và tuỳ theo từng môi trường mà nấm phát triển, nếu mưa nhiều thì lá sẽ bị thối ngay. Nguyên nhân là do nấm Glocosporium sp. và Collectotrichum sp. gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa nên phải phòng ngừa trước, thường xử lý bằng cách cắt bỏ lá bị bệnh và phun các loại thuốc như: Mancozep, Dithal, Vicaben,… theo nồng độ khuyến cáo.
3. Bệnh khô lá (Leaf blight): 
Bệnh này thường gặp nhiều như bệnh đốm vòng, hai bệnh này thường phát sinh cùng một lúc nên bệnh này càng trầm trọng hơn. Lúc đầu bệnh làm cho lá bị khô và biến thành màu nâu nhạt, thường khởi đầu bằng một chấm đen ở trên lá, có thể từ đầu lá khô dần vào hay từ gốc lá lan nhanh lên rồi khô hết cả lá.
Nguyên nhân là do nấm thuộc giống Phylostica, thường phát triển do bào tử và phát tán trong không khí nhờ gió.
Biện pháp phòng trị: Phun thuốc Score hay Super Tilt, phun 5ngày/lần cho đến khi cây hết bệnh.
4. Bệnh héo rễ (Wilt):
Bệnh héo rễ là bệnh thông thường nhưng không kém phần quan trọng. Có thể nói rằng trừ Địa lan không bị bệnh này và nó là trở ngại lớn cho những người trồng phong lan.
Hiện tượng: Rễ khô dần, cây còn nhỏ gặp bệnh này có hiện tượng lá úa vàng từ dưới lên và chết cả cây. Đối với cây đã phát triển tốt thì cây không chết nhưng rễ bị khô mục và sẽ làm cho cây chậm phát triển, nếu rễ khô nhiều thì cây càng yếu nhiều.
Nguyên nhân: Do nấm Selectrotium rolfsii gây nên, còn gọi là nấm hạch, những hạch này có thể tồn tại trong môi trường rất lâu, khi có điều kiện ẩm độ và nhiệt độ cao những hạch này phát triển thành sợi nấm và gây bệnh rất nhanh, nếu không chữa trị ngay thì có thể làm hư hết cả vườn.
Biện pháp phòng trị: Có thể dùng các loại thuốc như Anvil, Sumi eight, … phun vào phần gốc rễ, phun 2 lần/ tuần khi bắt đầu chớm bệnh.
III. Bệnh do vi khuẩn
1. Bệnh thối mềm(Soft rot):
Hiện tượng: Từ một chấm nhỏ bắt nguồn từ một dấu bầm trên ngọn lá do giọt nước mưa quá mạnh gây ra rồi lan nhanh thành màu nâu như bị phỏng nước sôi, chỉ cần sờ tay vào một tí đã thấy dính tay, sau đó sẽ thối hết cả chồi.
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Erwinia Carotovora gây nên, thường gặp ở những vườn có độ ẩm cao, chăm sóc không đầy đủ và phát triển mạnh vào mùa mưa. Thường vi khuẩn này xâm hại đến cây qua các vết thương hoặc qua vết cắn của sâu bọ và lây lan rất mạnh, cây có thể chết sau 2-3 ngày nhiễm bệnh.
Biện pháp phòng trị: Cắt phần bị thối rồi đem cả cây ngâm vào dung dịch Kasumin 5g/lit trong vòng 15 phút hoặc dùng Agrimycin. Ngưng tưới nước 2-3 ngày sau khi xịt thuốc. Trong trường hợp bị bệnh nặng, nên lấy cây ra khỏi chậu rồi ngâm vào nước thuốc trên, sau đó chuyển sang qua chậu mới. Giá đựng chậu lan bị bệnh dùng dung dịch formol tỉ lệ 1:50 pha với nước và rửa sạch. Sau đó cần phun xịt lại toàn bộ vườn lan để vườn lan hoàn toàn hết bệnh.
2. Bệnh thối nâu (Brown rot)
Hiện tượng: Ở giống lan Cattleya xuất hiện những chấm màu xanh đậm trên lá, vết bệnh hình tròn, lan rộng rất nhanh. Tế bào ở nơi vết bệnh biến thành màu nâu hay đen, mềm nhũn và chứa đầy nước. Nếu để lâu các vết bệnh này sẽ lan ra cả cây rất nhanh. Ở Cattleya thì dấu hiệu bình thường gặp ở lá và khó lan xuống thân cây hơn.
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Phytomonas gây ra cộng với sự tổn thương cơ học trong mùa mưa.
Biện pháp phòng trị: Hạn chế các nguyên nhân gây tổn thương cơ học cho cây trong mùa mưa, giữ cho vườn lan không bị quá ẩm. Dùng kháng sinh trong nông nghiệp như Agrimycin phun cho cả vườn và ngưng tưới nước 2-3 ngày. Có thể dùng 1gram Streptomycin+2viên Tetracylin 500 hoà tan vào 1,5 lít nước để trị bệnh cho cây.
IV. Bệnh do virus 
Các biểu hiện của vườn lan bị virus thường thấy như lá có đốm trong, màu xanh không đều, có chỗ xanh nhạt, có chỗ xanh đậm. Hoa có màu không đều xen lẫn những vệt trắng, hoa nhỏ, cành ngắn. Cây thường cằn cỗi, không phát triển được. Ở Cattleya thường gặp virus gây nên bệnh sọc trắng ở hoa.
Bệnh virus rất dễ lây lan qua dụng cụ tách chiết, qua các côn trùng châm hút gây hại.
Biện pháp phòng trị: Không có cách chữa trị nào khác ngoài việc phải đốt bỏ cây bị bệnh, khử trùng dụng cụ tách chiết và vệ sinh vườn lan.
Tóm lại
Trong việc phòng trị bệnh cho lan không phải luôn luôn sử dụng thuốc mà quan trọng hơn là phải vệ sinh môi trường thật tốt, sử dụng phân bón hợp lý để tăng tính kháng bệnh cho cây và chế độ tưới tiêu hợp lý để hạn chế sự phát triển nguồn bệnh.Vấn đề này rất quan trọng trong phương thức nuôi trồng lan đại trà để kinh doanh ./.
Ks. Nguyễn Trung Ái

Chiết tách lan Cattleya và kích thích lan Cattleya ra hoa

Chọn nhánh lan khỏe, tép to, màu xanh tốt, không có vết bệnh hay màu lá khác thường. Sau khi cắt nhánh lan khỏi cây mẹ, treo trong mát 3 – 5 ngày (nếu cây mua ở chợ thì khỏi treo mát). Ngâm nhánh lan trong thuốc khử trùng (5 – 10 phút), để ráo, sau đó ngâm tiếp trong thuốc trị nấm (5 – 10 phút), khoảng 3 ngày sau đem trồng.
Chiết tách lan Cattleya
Chiết tách lan Cattleya

Chọn chậu trồng lan Cattleya:

Chọn chậu nhựa, hoặc chậu đất nung có dây treo, cách trồng rất đơn giản: Đặt nhánh lan ở bên mép chậu, quấn dây không cho nghiêng ngả, xoay chiều phát triển vào trong (nếu đặt nhánh lan giữa chậu, cây sẽ phát triển tới và tràn ra ngoài không đẹp).
Hoa lan Cattleya

Khi mới trồng, không cần cho thứ gì vào chậu. Đến khi cây lan ra rễ mới cho than vào chậu. Chú ý không dùng than lấy từ cây vùng nước mặn, không để than ngập rễ mà có khoảng cách để rễ ăn xuống từ từ. Rễ bám sâu thì cho lớp dớn (có bán ở shop hoa kiểng) phủ mặt chậu (không phủ rễ). Trong thời gian lan ra rễ, phun thêm chất tăng trưởng (tuần/lần) cho cây ra rễ nhanh. Khi lan có rễ ăn sâu thì tưới phân, giai đoạn đầu bón NPK 30 – 10 – 10, sau đó là 20 – 20 – 20 (dùng nuôi lan quanh năm). 

Cho lan Cattleya ra hoa 

Cây lan trồng khoảng một năm, có khoảng 5 tép lá, đến tép thứ 6 có thể “kích” ra hoa. Tép thứ 6 này phải khỏe mạnh, có khả năng cho hoa thì chuyển sang phun phân NPK có lân cao như 19 – 31 – 17, 6 – 30 – 30 (theo hướng dẫn từng loại) lên thân, rễ. Phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày, cũng có thể 3 ngày/lần nếu pha loãng phân. Đến lần thứ 4 thì phun NPK 20 – 20 – 20. Cách 7 ngày sau thì phun lại 19 – 31 – 17 (phun khoảng 1 – 2 lần) thì cây bắt đầu ra hoa. Khi cây có nụ, dùng phân có kali tăng (10 – 10 – 30, 12 – 0 – 40) giúp không rụng hoa, hoa nở có màu sắc đẹp. 

Lưu ý khi trồng Cattleya

 Lan Cattleya thích hợp nước có pH = 6 – 7, mùa nắng tưới 2 – 3 lần/ngày. Thích hợp nắng 50% nên cần chọn lưới có ánh sáng 50%. Phun phân, thuốc (trừ sâu, nấm) định kỳ 15 – 30 ngày/lần, sau khi hoa tàn thì dùng lại phân 20 – 20 – 20. Không cần phải tỉa rễ, khoảng 2 năm thay chất trồng/lần. Nếu chăm sóc tốt, Cattleya sẽ tự ra hoa. Còn để đảm bảo cây ra hoa đúng thời điểm như ý thì “kích” ra hoa. Tuy nhiên cũng phải chú ý rằng, chọn thời điểm chồi thứ 6 vừa nhú lên 4 – 5 cm thì xử lý, nếu chồi thứ 6 quá cao thì khó xử lý ra hoa. Thông thường, chồi vừa mới nứt đến khi ra hoa khoảng 4,5 tháng. Trong lúc “kích” ra hoa phải giảm 50% nước tưới, tăng ánh sáng (bỏ bớt lớp lưới che). Đối với lan Cattleya, cần chú ý khi điều khiển ra hoa là tăng lân, giảm nước, đưa ra ánh sáng và treo cây cần ra hoa cao hơn

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Cách phân biệt lan đai châu (ngọc điểm) trắng & đỏ

Một số cách nhận diện ĐAI CHÂU trắng và ĐAI CHÂU đỏ như sau:
- Ngọc điểm Đai châu Trắng tuyền (pure-white) và đỏ tuyền (pure-red) của rừng Việt nam là do đột biến trong lúc thụ phấn, cũng như cáo trắng tuyền, sóc lào trắng tuyền, địa lan xanh-vàng...cái khác nhau cơ bản nhất là hương rừng dường như thơm hơn, đặc trưng hơn và rất hiếm nên đắt. Hiện tại thì Việt nam chưa cấy được mô 2 loại này thì phải, cùng lắm là nhập hàng mô chai từ Thái hoặc Đài Loan về. 

Đai châu (ngọc điểm) trắng tuyền - Rhynchostylis pure white 
Đai châu (ngọc điểm) đỏ tuyền (pure-red)

Theo GS Sagarik (Thái Lan) thì do sự phân bố của các đốm màu trên cánh hoa ngọc điểm thì có thể tồn tại 3 dạng trong tự nhiên: 

- Trắng đốm (dạng phổ biến nhất)

- Trắng tuyền: không có đốm màu nào

- Đỏ tuyền: các đốm màu tập trung khít vào nhau

Do đó, chỉ có Đai châu Trắng tuyền (pure-white) rừng là lan đột biến và rất khó tìm (phần giá lan này thì botay.com) & lan Đai châu công nghiệp Trắng tuyền (pure-white) & Đai châu màu Hồng Đào (peach - colors) là lan nhập từ Thái Lan hay Đài Loan.
Đai châu màu Hồng Đào - Rhynchostylis gigantea peach-colore
Cái khác nhau cơ bản nhất là hương rừng dường như thơm hơn, đặc trưng hơn và rất hiếm nên đắt. Hiện tại thì Việt nam chưa cấy được mô 2 loại này thì phải, cùng lắm là nhập hàng mô chai từ thái hoặc đài loan về đỏ rừng và trắng rừng cũng có đủ cả lá xếp, lá lướt, hoa cánh mai, cánh 3 tiêu như các loại khác. Cũng như tất cả các loại đột biến khác chúng thường yếu hơn các loại bình thường, đòi hỏi chế độ chăm sóc phải chú ý hơn.

- Thường thì đầu rễ xanh một màu hoặc trắng là hoa màu trắng, đầu rễ càng đen môi càng sẫm … các loại bình thường màu tím hoặc tím nhạt … tuy nhiên có những loại đột biến thì không theo quy luật nào cả.
- Tiêu chuẩn chọn của một cây tai châu có bông trắng tuyền thì ngòai 2 yếu tố bác đã đưa ra thì còn các yếu tố khác nữa không?
- Xem lại đi, cây đó không thể có đầu rễ non xanh lét toàn bộ được mà chắc chắn sẽ có một vòng ngấn tím mờ ở đoạn tiếp giáp với rễ già,nếu khẳng định đầu rễ non cũng xanh lét toàn bộ như đúng 2 tiêu chuẩn của trắng rừng mà ra hoa như vậy người ta sẽ cười cho đấy.
- Tí về em sẽ xem lại, nhưng đang mùa mưa nên sẽ không chính xác, phải để mấy hôm nữa nắng trở lại đã, em không khẳng định là rễ cũng xanh như vậy, vì đây là lần đầu tiên em đọc tiêu chuẩn để chọn trắng rừng nên chưa để ý kỹ rễ của nó, nhưng lá thì thật sự không có chấm đen nào cả.
- Tiêu chuẩn đầu tiên là rễ đã,sau đó mới tới lá,đây cũng là chiêu mà một số cao thủ ở Hà nội khi xuống Hải phòng săn đai châu truy lùng đầu tiên…từ nay chú ý đó.

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Khắc phục lan Hồ điệp bị thối nhũn vào mùa mưa

Tôi có chơi một số giò lan Hồ Điệp và Cát Lan. Không rõ tại sao vào dịp mưa nhiều trong mùa mưa vừa qua trên lá non thỉnh thoảng thấy có một chấm nhỏ nhìn như bị phỏng nước sôi, sau đó nhanh chóng lan rộng dần ra cả lá rồi biến thành màu vàng nâu, mọng nước. Khi bóp thì thấy lớp nhớp. Hiện tượng này lây lan rất nhanh sang các lá khác. Xin cho biết đó là lọai bệnh dịch gì? Có cách nào để khắc phục?
Bệnh thối nhũn trên Lan Hồ điệp

Trả lời:

Qua mô tả của bạn chúng tôi thấy triệu chứng này rất giống với một số vườn lan ở Châu Thành (Bến Tre) mà chúng tôi đã có dịp quan sát thấy. Nếu đúng như vậy thì cây lan của bạn đã bị bệnh thối nhũn do Vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra. Đây là một bệnh thường gặp trên cây lan, nhất là vào mùa mưa. Không riêng gì giống lan Hồ Điệp (Phalaenopsis), hay Cát Lan (Catleya) của bạn mà chúng còn gây hại cho nhiều giống lan khác như Oncidium (Vũ Nữ), Rhynchostys gigantea (Ngọc Điểm), Vanda (Vân lan), Paphiopedilum (Lan Hài), Dendrobium (Đăng lan)...


Ngoài cây lan loài vi khuẩn này còn gây hai cho nhiều loại cây trồng khác như: cải bắp, khoai tây, tần ô, hành, tỏi...và một vài lọai cây ăn trái khác. Vi khuẩn xâm nhập vào cây lan thường là qua các vết cắn chích của côn trùng, hoặc do các vết thương cơ giới do mưa gió hay do ta vô ý tạo ra trong qúa trình chăm sóc cây lan... Đúng như bạn đã quan sát thấy lúc đầu chỗ bị bệnh chỉ là những chấm nhỏ nhìn như bị phỏng nước sôi, sau đó lan ra rất nhanh cho cả lá (nhất là khi trời có mưa họăc tưới qúa nhiều tạo ẩm độ không khí cao), làm cho lá mất mầu xanh biến dần sang mầu vàng nâu và sau đó thành mầu nâu, lá bị mọng nước. Khi bóp lá sẽ thấy lầy nhầy và có mùi khó ngửi. Tốc độ hủy diệt của bệnh thường rất nhanh, nếu không phát hiện sớm và có biện pháp chữa trị kịp thời thì chỉ trong dăm ba ngày cả bộ lá của cây sẽ bị ảnh hưởng rất nặng. Kinh nghiệm thực tế cho thấy bệnh này thường gây hại nhiều cho cây lan khi ẩm độ không khí trong giàn lan qúa cao (do mưa, do tưới nước nhiều, nhất là tưới vào lúc chiều tối, làm cho cây lan bị ướt sũng nước suốt cả đêm), điều kiện này lại gặp cây lan qúa tốt lốp do bón nhiều phân Đạm thì cây lan lại càng dễ bị bệnh nặng hơn. Trong các loại lan thì lan Hồ điệp thường bị bệnh gây hại nhiều nhất.


Để phòng trị bệnh bạn nên tiến hành một số công việc sau đây:

- Thường xuyên quan sát để phát hiện và diệt trừ kịp thời rầy, rệp, nhện đỏ trên cây lan để hạn chế các vết thương do chúng cắn, chích, đồng thời trong khi chăm sóc tránh tạo ra những vết thương cơ giới cho cây, để hạn chế bớt các “cửa ngõ” xâm nhập của vi khuẩn vào trong cây.

- Hạn chế dùng những loại phân có tỷ lệ N (đạm) cao, để tránh làm cho cây qúa tốt lốp, dễ bị bệnh gây hại nặng.

- Khi cây đã bị bệnh ngưng ngay việc tưới bón phân đạm, nhất là những loại phân bón qua lá có tỷ lệ đạm cao.

- Khi cây đã bị bệnh nên ngưng tưới nước vài ngày, cắt bỏ chỗ bị thối sau đó dùng một trong các loại thuốc như New Kasuran BTN, Starner 20WP, Benlate 50WP, Fundazol 50WP...để phun xịt (về cách dùng thuốc xin bạn đọc kĩ hướng dẫn có in trên bao bì). Khi phun thuốc bạn nhớ phun ướt cả chậu lan và giàn treo.

- Nếu cây đã bị bệnh qúa nặng bạn nên gỡ cây ra khỏi chậu, rồi ngâm cây trong dung dịch nước thuốc của những loại thuốc đã nói ở trên, nhấc cây ra cho ráo nước rồi trồng sang chậu mới. Trước khi treo chậu lan mới trồng lại lên giàn bạn nên khử trùng giàn lan bằng cách lau rửa sạch giàn lan bằng dung dịch Formol pha với nước theo tỷ lệ cứ 2 phần Formol 40% pha với 100 phần nước lã (chú ý trong qúa trình thao tác không để dung dịch Formol dính vào da, bay vào mắt, mũi). Sau khi trồng khoảng 5 - 7 ngày, tiếp tục phun một đợt thuốc nữa cho cả giàn lan.
Nguồn tin: (Sách Hỏi đáp về hoa kiểng)


Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Hãy cắt bỏ những giả hành hư trước khi nó làm chết cả chậu

A problem of growing orchids that most growers have is rot. It’s a big problem because if we fix it too late, the orchid absolutely die.
Today, I want to share the suggestion to sove this problem. It’s easy and fast.
Cut before Die
Cut before Die

In the picture, you can see the rotten bulb of cattleya orchid. If we don’t fix this problem, the disease will spread to other bulbs and all bulbs will be die.
cutting infected bulbs
cutting infected bulbs
The best way to safe your orchid in this case is hurry to cut the infected part off to prevent the other bulbs infect the disease.
good part of cattleya plant
good part of cattleya plant
Poon Daeng
Poon Daeng
Seal the cuts with Poon Daeng
Seal the cuts with Poon Daeng
Then seal the cuts with melted candle wax or cinnamon powder to prevent bacterial infection. (In Thailand we usually use “Poon Daeng”. Its properties is good like melted candle wax or cinnamon powder)
Cattleya
Cattleya
You can prevent this problem by keep your orchid in the place that have good air flow and don’t watering too much because it can make your orchid tot and die.

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Chiết tách lan dendro từ cây mẹ

- Các cây dendro con mọc trên ngọn thân thì phương pháp nhân giống đơn giản. Bạn tách rời cây con khỏi thân cây mẹ bằng một vết cất chỗ tiếp giáp. Một số người sợ rằng, với cách cắt nhu trên cây sẽ không đảm bảo tỷ lệ sống, nên vội vàng cắt thêm một đoạn thân cây mẹ.
Thật ra không có sự khác biệt nhiều về sự tăng trưởng giữa cây cắt ngay chỗ tiếp giáp và cây cắt với một đoạn thân cây mẹ. Do đó một việc làm như vậy là lãng phí, vì trên đoạn thân cây mẹ này có thể cho thêm vài cây con nữa trong tương lai.



Thực tế chứng minh rằng với 1 giả hành Dendrobium, nhiều khi có thể cho đến 15 cây con. Điều quan trọng là nên cất cây con vào thời điểm nào? Đối với các loài Dendrobium mạnh như Dendrobium Caesar Alba, Dendrobium Caesar Latil, Dendrobium Popadour có thể cắt cây con, khi giả hành cây con trưởng thành, mọi sự cắt quá non đều cho những kết quả không tốt. Đối với các loài yếu hơn như Dendrobium Jacqueline Thomas, Dendrobium Theodore Takiguchi… ta có thể đợi cây con mọc thêm một giả hành mới, thì việc nhân giống bảo đảm hơn.
Các cây dendro con mọc trên ngọn thân
- Cần có sự chọn lựa thật kỹ càng: nếu để cây con, thì cây mẹ sẽ yếu sức và ngược lại việc lấy cây con quá non sẽ có tỷ lệ sống thấp. Tùy hoàn cảnh và ý định sẽ giúp bạn có một suy xét hữu hiệu nhất. Ngoài ra Dendrobium là giống giả hành có thân, vì thế hư các mắt ngủ của căn hành không gây sự chết tuyệt đối Ở cây như giống Cattleya và chính nhờ hiểu biết này, bạn có thể nhân giống các giống Dendrobium quí một giả hành duy nhất vẫn đảm bảo cây sống. Cực đoan hơn, Dendrobium có thể nhân giống bằng cách cắt từng đoạn thân mang khoảng 2 mắt một, nhúng 2 đầu đoạn cắt, vào parafin hoặc bôi son, vôi… Đặt các đoạn nằm ngang, trên mặt cát ẩm, che lại bởi một lồng kính, ba ngày phun một lần dung dịch urê, 1 muỗng càphê/4 lít nước, cộng thêm cả sinh tố B1, với một nồng độ 10 phần triệu (10 ppm) trong thời gian 2 tuần liên tục. Sau đó chỉ phun mỗi dung dịch nửa muỗng cà-phê trong 4 lít + sinh tố B1 cho đến khi cây mọc các cây con. Phun hàng tuần trong các tuần kế tiếp.












Nguồn: sưu tầm Internet

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Kỹ thuật trồng lan đai châu miền Nam

Mua Lan về, vẫn để khô.Hòa sẵn dung dịch B1 + A.NAA (kích thích ra rể, có người gọi ANA và NAA nên mới ghi như vậy thì khỏi chạy theo nồng độ của nhà sản xuất.Nhúng rể đang khô vào xô nước, (chỉ phần rể thôi nhé) để khoảng 15s sau đó lập tức đặt rể vào dung dịch B1 + A.NAA ngâm trong khoảng từ 5 cho tới 7 phút. Nhớ làm đồ gá chứ cầm tay mà cỡ 50 cây chắc hết 1 ngày.


- Trồng trên chậu và giá thể tạm. Dùng chậu đất nung có nhiều lỗ loại size lớn, càng lớn càng tốt.
- Buộc cây bằng dây điện thoại vào chậu (lòng qua các lỗ hông chậu để buộc).
- Buộc 4 cây Lan thành hình chữ nhật trên một chậu. Buộc sao cho lá gần rể nhất nằm ngang mặt chậu
- Sau đó bỏ một ít sơ dừa loại xay nhuyễn (loại trộn với tro trấu để trồng cây - loại này rất rẻ tiền và dễ kiếm, khoảng 5ngàn 1 bao cát) ở đáy chậu (khoảng 5mm) sau đó bỏ các than cục cỡ trung (khoảng 5cm mỗi cạnh), bỏ than lên đến cách lá cuối cùng 2cm. Tiếp tục dùng sơ dừa xay nhuyễn bỏ khoảng 3 nắm tay vào phần chính giữa những cục than.
- Tưới B1 + A.NAA + 30-10-10 trong tháng đầu (tưới hàng ngày, dùng nồng độ 50% bình thường. Nếu là cây lớn khi cây nhú mầm rể chuyển sang tưới B1 + A.NAA + 20-20-20.
- Sau khi Rể dài khoảng 5-7cm, nếu muốn chuyển chậu thì ngâm chậu lấy cây ra, tháp lên cây vú sữa hay chơi 1 cây / chậu treo. Còn nếu muốn để 4 cây / chậu như củ thì dốc ngược chậu lên (chổng đầu), dùng vòi nước xịt cho trôi các sơ dừa xay ra, vì lúc này không cần nữa, sợ tưới quá nhiều nước mà sơ dừa giữ nước làm úng rể. đối với ĐAI CHÂU nên tưới phun sương cho tới khi thấy rể chuyển sắc. tưới 2-3 lần / ngày vào mùa nắng, còn mùa mưa thì tùy ngày.Cách làm này chỉ sử dụng cho những người chơi 10kg trở xuống, Nếu trồng số lượng lớn thì không thể áp dụng được, mặc dù hiệu quả - an toàn nhưng rất tốn kém chi phí. Trồng nhiều thì dùng phương pháp kích rể mạo hiểm hơn, tỉ lệ hư cây có thể lên tới 3% nhưng bù lại chi phí khác sẽ rẻ hơn nhiều.

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Chăm sóc lan Mokara đạt hiệu quả kinh tế cao

Việc chăm sóc lan Mokara thật sự không khó nhưng nó đòi hỏi người làm phải làm bằng đam mê và tâm huyết. Trên thị trường bán hoa lan hiện nay có rất nhiều loại phong lan được gieo trồng bằng cách cắt cành lai giống. Những loại lan này thường được gọi là phong lan Mokara. Vậy việc chăm sóc cho những loại lan cắt cành này như thế nào? Sau đây sẽ là một số hướng dẫn cách chăm sóc lan Mokara cho bạn.




Quá trình chăm sóc lan Mokara có thể tạm chia ra làm 3 giai đoạn:
Khi cây còn nhỏ, bạn nên dùng loại phân bón lá có tỷ lệ đạm cao (Ví dụ như phân Piter có tỷ lệ đạm, lân, kali (NPK) 30-10-10 của Mỹ) để giúp cây ra chồi mới, ra lá, ra rễ nhiều, cây tăng trưởng nhanh. Sử dụng phân xịt định kỳ 6-7 ngày/ một lần. Sau khi sử dụng loại phân này được khoảng 7-8 tháng (lúc này cây lan con có được 2 tép và cao khoảng 20 cm), thì cây bắt đầu bước sang giai đoạn trưởng thành.

Cây phong lan đã bước vào giai đoạn trưởng thành, chuyển sang dùng phân có tỉ lệ đạm – lân – kali đồng đểu để kích thích cây sớm ra hoa (phân Piter loại 20-20-20) và dùngt định kỳ khoảng 6-7 ngày/một lần. Sau khi sử dụng loại phân này khoảng 7-8 tháng cây phong lan sẽ bước vào giai đoạn ra hoa (lúc này cây lan cao khoảng 50-60 cm).

Và khi phong lan bước vào giai đoạn cho hoa, ban dùng phân Piter (loại 10-30-20), xịt định kỳ 6-7 ngày/ một lần để “kích” cho cây lan ra bông. Sau khi xịt khoảng 3-4 lần thì nhánh lan bắt đầu búng ra vòi hoa (lớn cỡ hạt lúa).
Cắt cành lai giống, lan sẽ cho hoa đẹp hơn

Khi vòi hoa đạt độ dài khoảng 2-3 cm (vài ngày sau khi cây búng ra vòi hoa) thì thay phân Piter (loại 10-30-20), bằng phân Piter (loại 15-20-30), xịt định kỳ khoảng 6-7 ngày/một lần, để kích thích cho vòi hoa phát triển dài, và sau này màu sắc hoa sẽ sáng đẹp, rực rỡ và lâu tàn, ít bị bệnh gây thối hoa.

Muốn cây phong lan ra hoa vào dịp Tết Nguyên đán thì việc chăm sóc lan mokara phải bắt đầu tập trung vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch, bạn nên chọn những cây lan trưởng thành, đã ra hết lá non (lá cuối cùng đã chuyển sang bánh tẻ, mà cây không còn tiếp tục ra lá non nữa) đưa vào một khu vực riêng để phun xịt bằng phân Piter (loại 10-30-20) như đã nêu ở phần trên. Sau khi xịt phân 10-30-20 khoảng 45-50 ngày thì cành hoa đạt tiêu chuẩn xuất vườn (mỗi cành nở được 1-2 bông) lúc này là vào khoảng đầu tháng 12 âm lịch, sau đó những bông hoa phía trên tiếp tục nở và đến Tết Nguyên đán thì cành hoa đã nở gần hết, nhìn rất đẹp.
Nguồn: sưu tầm Internet

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Kỹ thuật thay chậu lan Vanda


Để thay chậu cho 1 cây lan Vanda sang 1 chậu mới, những gì bạn cần làm là:
  • torch 
  • shears 
  • pliers 
  • an electric or cordless drill and assorted bits 
  • wooden or bamboo stakes 
  • Better-Gro wood orchid basket 
  • ties or wire 
  • coarse potting material (optional) 
  • fungicide & cotton swabs 
  • tie-on nametags 



It's a good idea to begin every orchid potting session by sterilizing your cutting tools, and re-sterlize between plants. Begin by cutting off any old flower spikes.



Here we see active new roots. Cut the stem just below the new roots. Remove the old section that has mostly dead roots. Dead roots on Vandaceous orchids usually appear dry and shriveled.


The basket on the right is larger than necessary whereas the basket on the left should provide an adequate home for several years, perhaps even until it begins to decay.


You will use a bamboo stake to secure the Vanda in the basket. Select a drill bit that is the same size or slightly smaller than the stake you intend to use. The stake must be firmly seated in the hole. If you drill too big a hole, you will need to find another stake.


Turn the basket over and locate the approximate center. If you need to, draw a line between opposing corners to find the center. Drill a hole.


Turn the basket right side up and work the stake into the hole. If necessary hammer it in...lineman's pliers work well for this.



Holding the plant so that the stem is up against the stake use a tie material to fasten it securely.



Use your lineman's pliers to trim the stake to the height of the plant.


Attach a wire hanger and nametag.





Most vandaceous orchids will happily grow in an empty basket providing that you adjust your watering schedule accordingly (more frequently). If you wish, you may add a potting medium of your choice. Any coarse medium such as tree fern chunks, large lava rock or large pieces of charcoal may be added to the basket.