Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Cách phân biệt lan Sóc Ta, Sóc Lào, Ngọc điểm đai châu

Một số thông tin giúp bạn có thể phân biệt 3 loại lan: Ngọc điểm đuôi chồn (Sóc ta), Ngọc điểm đai châu và lan giáng hương đuôi Cáo (Sóc Lào).

1. Rhynchostylis retusa (L.) BlumeNgọc điểm đuôi cáo, Ngọc điểm Đuôi sóc, đuôi chồn (Miền bắc hay gọi là Sóc ta)
Thứ nhất cần biết Lan Sóc Ta (Lan đuôi chồn) là 1 dòng lan ngọc điểm
+ Hình dáng thân lan Sóc ta: Lan sống phụ sinh, thân thẳng, mập, cao 15 - 30cm, nhiều rễ chống. Thân ngắn, lá cứng, dài, xếp khít từ phần gốc, bản lá khum hình chữ V, rộng khoảng 2 cm - 3 cm, đỉnh bằng, chia hai thùy không đều.
+ Hình dáng hoa lan Sóc ta: Cụm hoa buông xuống, dài 20 - 40cm mang nhiều hoa xếp dày như một bông. Hoa lớn 2 - 2, 5cm màu trắng có đốm tím. Cánh môi hoàn toàn tím, đỉnh bằng hay lõm.
Ngọc điểm đuôi cáo, Ngọc điểm Đuôi sóc, đuôi chồn - Rhynchostylis retusa

Ngòng hoa dài trông tựa một bông. Màu trắng đốm tím, môi hồng tím hơn. Hoa nở thành chuỗi với nhiều hoa xếp khít nhau, hoa mầu trắng đốm tím, mùi thơm nhẹ, thường ra hoa khoảng tháng 4 - 5.

2. Lan Ngọc điểm Đai Châu (Rhynchostylis gigantea)
+ Hình dáng thân lan Ngọc Điểm: Lan sống phụ sinh, thân mập cao đến 1m, mang lá đều đặn 2 dãy, nhiều rễ chống lớn. Lá dày, phẳng hình giải rộng, dài 15 - 40cm, rộng 4 - 7cm, màu xanh đậm nổi các vạch màu trắng dọc, đỉnh chia hai thùy tròn gốc có bẹ.
+ Hình dáng hoa lan Ngọc Điểm: Hoa nở vào màu hè và nhiều hoa, có hương thơm nhẹ. Đặc biệt là hoa lan ngọc điểm ra hoa rất nhiều , một cây có thể cho từ 2-6 nhánh hoa, có thể hơn tuỳ thuộc vào người chăm sóc. Hoa bền từ 20-25 ngày. Cụm hoa bông lớn, cong xuống, dài 20 - 30cm. Hoa màu trắng có nhiều đốm tím, cánh môi có vạch tím, đỉnh chia 3 thùy nhỏ, cựa ngắn màu trắng. Hoa thơm.
Lan Ngọc điểm Đai Châu (Rhynchostylis gigantea)

3. Aerides multiflora: Giáng hương Đuôi Cáo, Sóc lào
Sóc Lào thuộc dòng lan giáng hương. 
+ Hình dáng thân lan Sóc Lào: Thân ngắn, lá có chừng 12 chiếc, cứng và ngắn hơn chùm hoa. Thân ngắn, lá nhỏ, mập, dầy, xếp sát phần gốc, lá dài từ 15cm đến 30 cm. bản lá dầy hình lòng thuyền, rộng 1 cm - 2 cm, đầu lá nhọn chia hai thuỳ lệch, không rõ ràng.
+ Hình dáng hoa lan Sóc Lào: Chùm hoa Đuôi Cáo này dài từ 30-40 cm, hoa rất nhiều khoảng 30-50 chiếc to khoảng 2,5 cm mọc sát vào nhau, cánh dầy, hoa thơm. Cánh hoa màu trắng, có đốm tím ở gốc và đỉnh màu tím. Cánh môi dài gấp 2 lần, chia 3 thùy với thùy giữa hình tam giác rộng, màu tím đậm, ở giữa mép răn reo. Hoa nở vào tháng 5-7.
Aerides multiflora: Giáng hương Đuôi Cáo, Sóc lào


Nguồn: Trích theo Trần Hợp + sưu tầm Internet

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Cách trồng lan Hồ Điệp cấy mô như thế nào?

1. Giá thể và chậu nuôi trồng:
a. Chuẩn bị giá thể trồng lan Hồ Điệp cấy mô :
- Than gỗ chặt nhỏ vừa (kích thước 1 x 3 x 2cm), ngâm rửa sạch và để khô ráo.
- Vỏ dừa già chặt thành những miếng nhỏ, chiều ngang 2-3 cm; chiều dài 4-5 cm, ngâm vào nước vôi 5% từ 3-5 ngày để vỏ dừa mềm và bớt chất tanin, rửa sạch nước vôi, và vớt ra để ráo nước.

- Dớn: ngâm trong nước sạch tối thiểu 24 giờ để cho đớn đủ mềm và sạch cát, rửa lại nhiều lần bằng nước sạch, vớt ra để ráo.
b. Chuẩn bị chậu trồng lan Hồ Điệp cấy mô:
- Kích thước chậu tùy theo tuổi cây mà chọn cho thích hợp (cây từ 0 - 6 tháng tuổi trồng chung trong rổ nhựa, cây từ 6 -12 tháng tuổi cỡ chậu 8 - 9 cm; cây trên 12 tháng tuổi cỡ chậu 12 - 14 cm).
- Đối với chậu đất nung chỉ dùng giai đoạn cây lớn trên 12 tháng tuổi, chọn các chậu đã được nung chín (tay ướt sờ vào không hút bám vào chậu, gõ nghe thanh trong), có nhiều lỗ thoáng (cho cây rễ mập và cây có rễ gió nhiều), chậu không úng nước, miệng chậu không có gờ vì rất khó gắn ti tơ.
- Đối với chậu nhựa với lợi điểm là nhẹ và dễ dàng vận chuyển, không hấp thụ các chất khoáng từ nước và phân bón, rễ không bám chặt vào thành chậu, có nhiều lỗ thoáng. Phải rửa sạch trước khi trồng. Tốt nhất nên chọn chậu nhựa trong.

2. Các giai đoạn trồng Hồ Điệp cấy mô:
a. Lấy từ chai cấy mô ra: Khi cây lan có 2-3 lá, đầu rễ có nhiều lông màu trắng là đạt tiêu chuẩn ra vườn ươm.
b. Trồng chung trên giàn: Để vào rổ nhựa nhỏ (thường là rổ chữ nhật kích thước: 15 x 20 cm) 1 lớp dớn đã xử lý dày khoảng 3 cm; cấy cây con vào rổ; xếp các rổ cây lên giàn. Duy trì ẩm độ từ 70 - 80%; cường độ ánh sáng 30 - 35%, nhiệt độ dưới 250C.
c. Trồng vào chậu nhỏ: Sau khoảng 3 - 6 tháng, cây bắt đầu ra rễ mới thì chuyển sang trồng vào chậu có đường kính 8 - 9 cm, nhổ cây nhẹ nhàng không để đứt rễ; lấy dớn đã xử lý quấn rễ cây rồi đặt vào chậu, xếp quanh gốc cây một lớp than củi chặt nhỏ. Đặt chậu lên giàn; Duy trì ẩm độ > 70% (max 95%); cường độ ánh sáng < 35% (min 20%), nhiệt độ dưới 28 độ C (min 12 độ C).Thay chậu nhỏ và trồng vào chậu lớn:
d. Sau khi trồng trong chậu nhỏ khoảng 6 tháng thì chuyển sang chậu lớn. Sau thời gian chuyển chậu một tuần, khi cây đã phục hồi tưới được bón các chất dinh dưỡng.
Cách thay chậu lan Hồ Điệp cấy mô: Muốn thay chậu thì phải tưới thật đẫm nước trước 5-10 phút hoặc ngâm vào xô nước, nhẹ nhàng lấy bụi lan ra. Sau đó, làm vệ sinh, cắt bỏ hết rễ hư thối và các lá đã khô trồng vào chậu mới, đặt bụi lan vào giữa chậu lớn rồi thêm than và dớn vào quanh gốc, tránh không làm tổn thương bộ rễ cây.

3. Nhiệt độ nuôi cây Hồ Điệp cấy mô:
Đối với Hồ Điệp: cây tăng trưởng và phát triển tốt ở vùng có nhiệt độ khoảng 15 – 28 độ C. Cụ thể:
- Lan từ 0 - 6 tháng tuổi: nhiệt độ tối ưu dưới 25 độ C;
- Lan từ 6 - 12 tháng tuổi: nhiệt độ tối ưu trong khoảng 25 độ C - 28 độ C;
- Lan từ 12 - 18 tháng tuổi: nhiệt độ tối ưu trong khoảng 25 độ C - 28 độ C;
- Lan từ 18 - 24 tháng tuổi: nhiệt độ tối ưu dưới 25 độ C (trong khoảng 21 độ C - 23 độ C);
Lưu ý:
- Vào khi nhiệt độ vườn ươm cao cần che kín vườn lan, dùng hơi nước phun mù trên mái nilon để tạo không khí ẩm mát, dùng quạt thổi điều hòa không khí trong vườn lan.
- Vào mùa mưa phải có mái che cho luống lan; vào mùa đông và khi nhiệt độ thấp che kín gió và thổi ấm để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho vườn lan.
- Vào thời điểm lan ra hoa cần chuyển cây lan vào trong nhà kín hoặc phòng kín có ánh sáng để xử lý nhiệt độ thấp tạo cảm ứng ra hoa. Sau khi lan ra hoa có thể đặt cây lan trong điều kiện nhiệt độ đến 280C.
Cường độ ánh sáng nuôi cây:
- Lan từ 0 - 6 tháng tuổi: tối ưu 30 - 35% ánh sáng tự nhiên;
- Lan từ 6 - 12 tháng tuổi: tối ưu 30 - 35% ánh sáng tự nhiên;
- Lan từ 12 - 18 tháng tuổi: tối ưu 30 - 35% ánh sáng tự nhiên;
- Lan từ 18 - 24 tháng tuổi: tối ưu 50% ánh sáng tự nhiên;
(Sử dụng màu sắc và cấu tạo đặc tính của lưới che để điều chỉnh cường độ ánh sáng).
Điều kiện độ ẩm nuôi cây:
Lan từ 0 - 24 tháng tuổi: độ ẩm tối ưu 70 - 80%;
(Dùng hơi nước phun mù để tạo ẩm cho vườn lan).

4. Kỹ thuật bón phân Hồ Điệp cấy mô:
- Nguyên tắc: tưới phân cho lan cần đủ các thành phần đạm (N), lân (P), ka li (K), canxi (Ca), magie (Mg) và các chất vi lượng như Fe, Mn, Zn, Cu, Bo, Mo... và các vitamin C, B1, B6. Tùy theo giai đoạn tưới cây lan có chế độ bón phân phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây. Kỹ thuật bón phân và loại phân sử dụng chung như sau:
- Bón phân dưới gốc (theo hệ rễ): Sử dụng phân hữu cơ sinh học hoặc phân hữu cơ - khoáng chậm tan; phân khoáng có màng bọc túi nhỏ có kích thước 7 x 4cm. Đặt lên mặt chậu (1 túi/chậu), khi tưới nước phân sẽ tan từ từ cung cấp cho hệ rễ của cây (Hiện có bán ở các cơ sở dịch vụ cây trồng và phân bón trong tỉnh).. Ngoài ra có thể sử dụng một số loại phân chậm tan (phân chì) để bón nhằm tăng hiệu quả sử dụng phân.
- Bón phân trên lá (theo hệ lá): Phun bổ sung phân lỏng Humix phun định kỳ 2 lần/ tháng; phân HVP 3ml/l phun định kỳ 2 lần/ tháng; các loại phân hữu cơ sinh học dạng lỏng: Fish Emulision và Seaweed và VitaminC, B1 phun định kỳ 2 lần/ tháng. (Hiện có bán ở các cơ sở dịch vụ cây trồng và phân bón trong tỉnh).
- Các loại NPK (bón theo hệ lá), cụ thể như sau:
+ Cây lan từ 0 - 6 tháng tuổi: phun NPK 30-10-10 với nồng độ 0,5g/lít, định kỳ 3 ngày/lần.
+ Cây lan từ 6- 12 tháng tuổi: phun xen kẽ NPK 30-10-10 và NPK 20-20-20; nồng độ NPK 1 gam/lít, định kỳ 5 ngày/lần.
+ Cây lan từ 12-18 tháng tưổi: phun xen kẽ NPK 30-10-10 và NPK 20-20-20; nồng độ NPK 2 gam/lít, định kỳ 5 ngày/lần.
+ Cây lan từ 18-24 tháng tuổi: phun xen kẽ NPK 10-30-30 + NPK 10-60-10; nồng độ NPK 2gam/lít, định kỳ 5 ngày/lần.

5. Nguyên tắc tưới nước cho hồ điệp cấy mô:
+ Nước tưới phải tuyệt đối không bị mặn, không bị phèn, không quá kiềm và không có clo (nếu dùng nước giếng để tưới phải qua lọc; nếu dùng nước máy để tưới phải có bể dự trữ để cho bay hết clo). Độ pH của nước có độ axit nhẹ
pH = 5,2.
+ Tưới nước nhiều hay ít tùy thuộc vào mùa vụ, độ ẩm, sự thông thoáng, giá thể, loài lan, mùa tăng trưởng, nhiệt độ, sự che sáng nơi trồng, tình hình bệnh trạng của lan.
- Cách tưới thông thường như sau:
+ Mùa nắng, mùa khô hanh: tưới 2 lần; lần 1 từ 9 - 10 giờ sáng; lần 2 từ 3 - 4 giờ chiều; khi hết ánh nắng lá cây và vườn phải khô ráo.
+ Mùa mưa: Khi sờ tay vào gốc lan có cảm giác lớp vỏ dừa đã khô, tưới phun mù nhẹ trên lá.
+ Khi cây bị bệnh, ngừng tưới đến khi cây có dấu hiệu phục hồi.
+ Khi cây 0-6 tháng tuổi tưới phun mù, khi cây trên 6 tháng tuổi tưới béc phun.

6. Phòng trừ sâu bệnh Hồ Điệp cấy mô:
- Thông thường cần phun định kỳ thuốc phòng trừ sâu bệnh hại lan theo hướng dẫn trên bao bì mỗi loại thuốc; nếu để cây bị bệnh mới phun trị thì rất dễ thiệt hại lớn cho người sản xuất vì bệnh lây lan rất nhanh.
Thường xuyên thay đổi thuốc BVTV để tăng hiệu quả của thuốc và tránh hiện tượng sâu bệnh lờn thuốc.

- Các loại sâu bệnh thường gặp trên lan Hồ Điệp cấy mô và thuốc phòng trừ:
1. Bệnh thối nâu (bệnh thối mềm) do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra: Khi xuất hiện bệnh cần tập trung các cây bệnh vào một nơi để tránh lây lan, cắt bỏ hết chỗ bị bệnh, xử lý vết cắt bằng vôi rồi phun Ditacin 8L, Kasumin 2L hoặc thuốc kháng sinh Argimycine 1% liên tiếp 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày, ngưng tưới nước để vết cắt mau lành. Nếu bệnh nặng, nhổ cả cây nhúng vào dung dịch Kasumin 2L 0,1% để khô rồi trồng lại. Lưu ý phải xử lý cả cây và giá thể trồng.

2. Nhện đỏ (Red spider mites): Dùng Nissorun, Danitol, Ortus, Dầu SK enspray 99, Chlocide.

3. Bệnh thối đen do nấm Phytophthora palmivo gây ra: Dùng Alpine, Mexyl-mz, Ridomil, Curzate-M8, Appencarb 75 DE, Score 250 EC.

4. Bệnh héo rễ do nấm Sclerotium rolfsi gây ra: Dùng Hexin, Monceren.

5. Rệp sáp (Parlatoria proteus, Pseudococcus): Dùng Sago Super, Dragon, Supracid, Dầu SK enspray 99 hoặc hỗn hợp dầu và thuốc.

6. Bọ trĩ (Thrip palmi): Dùng Dragon, Sumicidin, Confidor, Polytrin.

7. Sâu khoang, sâu róm ăn lá: Dùng thuốc trừ sâu sinh học BT, Vicidi – M 50 ND.

8. Ốc sên: Dùng bả độc Deadline hoặc bả cám gạo trộn với các loại thuốc sâu thông thường.

9. Các côn trùng có cánh: Đặt bẫy côn trùng treo trên mái luống trồng lan, định kỳ từ 3 - 4 tháng thay bẫy 1 lần; Thường xuyên dọn vệ sinh vườn lan.
Nguồn: sưu tầm Internet

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Hoàng thảo Trúc mành (Dendrobium Falconeri)

Hoàng thảo Mành trúc hay Trúc mành tên tiếng Anh: Dendrobium Falconeri. Tại Việt Nam loại cây này mọc tại Kontum. Dendrobium falconeri còn có tên gọi là Den. erythroglossum là một giống phong lan thường mọc trên cành cây có chút bóng rợp, ở cao độ từ 1000 đến 2300 m thuộc Đông Nam Á.


Mô tả cây hoàng thảo trúc mành: 

Vì cây lan nầy thân dài cả thước giống như cành liễu, thân có đốt giống cây trúc, cây thuộc loài phong lan. Thân cây dài từ 0.3 -1.2m buông rũ xuống, các mấu đốt phồng lên. Rễ lan trúc mành rất nhỏ, chỉ vào khoảng 0,2-0,3 mm. Rễ lan trúc mành thường thường dính vào một chùm rêu, chứng tỏ cây lan cần một độ ẩm khá cao và vì bám vào cành cây nên rễ mau khô.  Các mầm non và rễ thường mọc ở các mấu này và quấn quít với nhau. Lá nhỏ như lá cỏ và rụng đi trong một thời gian ngắn.

Hoa lan trúc mành(Dendrobium Falconeri): 

 Hoa từ 1-3 chiếc, mọc ở các đốt gần ngọn, to chừng 10 cm nở vào mùa Đông-Xuân (tháng 9-11 hàng năm), thơm nhưng tàn trong 2 tuần lễ.

Cách trồng hoàng thảo Trúc mành (Dendrobium Falconeri):

Nhiệt độ: từ vừa 15.6-26.7°C cho tới lạnh 10-21.1°C.
Ánh sáng: vừa phải như trồng Den. anosmum, Den. chrysotoxum.
• Độ ẩm cần thiết cho lan trúc mành: 60-70%
• Giá thể trồng lan trúc mành: Rễ dương sỉ hay vỏ cây (cork bark)
• Tưới nước: Tưới mỗi ngày một lần khi cây non vừa mọc và giảm dần vào cuối mùa thu. Thời gian này cũng cần phải lạnh dưới 12.8°C. Nếu không sẽ không ra hoa. 
 • Bón phân cho lan trúc mành: 15-15-15 rất loãng.

Theo kinh nghiệm của các anh chị từng trồng lan trúc mành thì nên trồng bảng dớn, đồng thời gắn thêm lên đó chút rêu ẩm. Sau đó, treo bảng dớn nơi cao thoáng mát và có ít nắng vào buối sáng. Hãy tưới nước giữ ẩm cho gốc trúc mành thường xuyên, tưới phun sương lên thân để cây luôn đủ nước. Lan trúc mành rất khó trồng ở vùng có khí hậu nóng vì thân lan trúc mành sẽ khô dần rồi chết từ từ.
 Chú ý: Mùa đông và xuân gần như phải để cho lan trúc mành thật khô, không tưới bón và nếu cần chỉ phun nước sơ qua. Nếu tưới và bón phân trong thời gian ngưng nghỉ này, cây sẽ chết.
Video lan trúc mành (Dendrobium Falconeri)
Hình ảnh lan trúc mành (Dendrobium Falconeri)








Lan trúc mành mọc trong tự nhiên

Nguồn: sưu tầm Internet

Cách trồng lan thủy tiên

Lan Thủy Tiên được rất nhiều người yêu thích vì có đặc điểm là có phát hoa thành chùm cong hay buông thõng xuống với nhiều hoa to. Nhưng tiếc thay hoa chỉ nở trong khoảng 5-10 ngày mà thôi.

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Lan Ngọc điểm Đai Châu (Rhynchostylis gigantea)

Lan Ngọc điểm được gọi dưới nhiều tên khác nhau: Lan Đai Châu, Lan Lưỡi Bò, Lan Me, Nghinh Xuân Lan, Đại Châu. Cây thuộc nhóm đơn thân không giả hành tăng trưởng theo chiều đứng, rất nhiều rễ trên không mọc thẳng từ thân. Hạt Lan Ngọc điểm nảy mầm trong điều kiện tự nhiên rất mạnh.


Phân bố: Lan Ngọc điểm là một loại Lan rừng có nhiều ở Việt Nam phân bố ở các vùng cao nguyên Nam Trung Bộ, đặc biệt các vùng giáp biên giới Lào và Campuchia ở cao độ thấp nhưng ở vùng nóng Lan Ngọc Điểm xuất hiện nhiều hơn cả.

Hoa lan ngọc điểm: Hoa nở vào màu hè và nhiều hoa, có hương thơm nhẹ. Đặc biệt là hoa lan ngọc điểm ra hoa rất nhiều , một cây có thể cho từ 2-6 nhánh hoa, có thể hơn tuỳ thuộc vào người chăm sóc. Hoa bền từ 20-25 ngày.
Cây ngọc điểm rừng

Cây ngọc điểm Thái

Nguồn: sưu tầm Internet

Xem thêm:

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Lan đuôi chồn - Sóc ta (Rhynchostylis Retusa)

Lan Đuôi chồn cùng họ với Ngọc Điểm (Rhynchostylis Gigantea), không gần với Đuôi Cáo (Aerides Rosea) và Sóc Lào (Aerides Multiflora). Miền bắc hay gọi là Sóc ta ( để phân biệt với Aerides multiflora -Sóc lào ). Gọi là Đuôi chồn, có lẽ do chùm hoa bông xù và dài như đuôi chồn.

Một số loại lan dendrobium rừng nên trồng

Phong lan trong tự nhiên có rất nhiều loài, mỗi loài có một môi trường sống khác nhau, hôm nay tôi sẽ giới thiệu với bạn một số loài lan dendrobium phổ biến dễ trồng và có hoa đẹp mà người nuôi trồng hoa phong lan nghiệp dư nên trồng:


- Dendrobium rụng lá mùa thu:
Den. anosmum (Phi điệp, Dã hạc), Dendrobium secundum (Hoàng thảo Báo hỷ),  Den. aphyllum (hạc vĩ), Den. primulinum (Long Tu), Den. wardianum (Ngũ tinh), Dendrobium heterocarpum (Hoàng thảo Lụa Vàng), Den devonianum (Hoàng thảo Tam bảo sắc), Dendrobium crystallinum (Hoàng thảo Ngọc thạch 3 màu)

- Dendrobium xanh lá quanh năm như: Den. amabile (thủy tiên tím), Den. farmeri (Thủy tiên vuông), Den. findlayanum (Hoàng thảo Chuỗi ngọc Điện Biên), Den. chrysanthum (Phi điệp vàng), Den. lindleyi (Tiểu điệp), Den. chrysotoxum (Kim Diệp), Dendrobium draconis (Hoàng thảo Nhất điểm hồng), Dendrobium cariniferum (Hoàng thảo Nhất điểm hoàng), Dendrobium sulcatum (Thủy tiên dẹt)

Các bạn có thể chọn một trong số các loại dendrobium nêu trên mua giống và trồng cho mình một chậu lan dendrobium, chúc các bạn thành công ./.

Nguồn: Nguyễn Trung Nghĩa

Phân bón dinh dưỡng và tưới nước của lan vũ nữ

Ngày nay, lan được “trồng” khá phổ biến ở nhiều nơi, nhất là một số loài dễ trồng như lan vũ nữ. So với một số lọai cây hoa cảnh khác thì phong lan là một lọai hoa cảnh tương đối mới lạ so với nhiều người, vì thế nếu không có kinh nghiệm thì rất dễ bị lúng túng, bỡ ngỡ trong qúa trình chăm sóc chúng, trong đó có khâu phòng trừ sâu bệnh. Bên cạnh một số đối tượng sâu bệnh thường...

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Ánh sáng cho lan dendro nắng thế nào là thích hợp?

Loại dendro ra hoa quanh năm mà "dân gian" gọi là dendro nắng. Nghe tên vậy là đủ biết loại lan này sẽ cần nhiều nắng hơn. Bạn nên treo cây này ra phía ngoài để hứng nắng được nhiều hơn. Còn loại dendro ra hoa theo mùa thì thời gian chiếu sáng ít hơn một chút.

Ánh nắng không những rất cần thiết để dendro nói chung và dendro nắng nói riêng có thể ra hoa ,mà ánh nắng vừa đủ còn làm cho cây khỏe mạnh nữa. Đây là một trong hai lý do quan trọng nhất khiến cây dendro bị chết là do thiếu nắng và tưới không đúng cách.

Cây dendro nắng nên hứng nắng sáng trực tiếp khoảng 4 -5 tiếng mỗi ngày. Vào mùa hè,treo lan lui sâu vào trong một chút để giảm bớt cường độ sáng quá cao cũng sẽ làm lan yếu và chậm lớn.

Nguồn: http://utvanutgarden.blogspot.com/

Cách diệt trừ ruồi làm hư hại bông lan Dendrobium

Ruồi gây hại lan Dendrobium là mối bận tâm của các nhà vườn trồng lan và cả những bạn đọc thích trồng lan tại nhà. Loài ruồi gây hại Dendrobium có tên khoa học là Contarinia macu – Lipennis.



1. Thời gian hoạt động của loại rồi này: Theo những nhà vườn có kinh nghiệm quan sát, thời gian ruồi gây hại cho lan dendro xuất hiện trong ngày là vào lúc trời có nắng (khoảng 9g – 15g). Vị trí chúng thường đậu là ở cuối phát hoa và đẻ trứng vào đó.

2. Hình ảnh một số thiệt hại trên bông hoa lan do loại ruồi này gây ra:



Ruồi gây hại Dendrobium, chúng thường chui vào các nụ hoa gây thối nhũn

3. Ấu trùng: Trứng sau khi nở ra sẽ thành ấu trùng (dời) và chui vào trong các nụ hoa lan nhỏ, còn non làm cho các nụ hoa bị nhũn rồi rụng hoặc làm hoa biến dạng. Lúc mới nở ấu trùng có màu trắng, khi lớn hơn chúng có màu vàng dài khoảng 1 – 2mm, lớn hơn sợi tóc chúng ta một chút số lượng ấu trùng trên mỗi nụ hoa có thể đạt tới vài chục con.
 Ấu trùng (dời) của loại ruồi này dài khoảng 1 -2 mm
Ruồi gây hại Dendrobium có khả năng di chuyển rất xa bằng cách uốn cong thân và bụng, với khoảng cách có thể trên 10cm. Chính nhờ đặc điểm này mà khi rời khỏi nụ hoa chúng có thể chui sâu vào chất trồng như xơ dừa, đất… và hóa thành nhộng rồi lột xác thành ruồi trưởng thành.

Thuốc diệt ruồi gây hại Dendrobium hiện nay có khá nhiều nhưng vấn đề là cách diệt, vì diệt không đúng cách sẽ gây hư hoa; còn nếu sử dụng liên tục một loại thuốc sẽ gây ra tình trạng lờn thuốc (kháng thuốc). Ngoài ra nếu không hiểu cách tác động của thuốc mà phun xịt lung tung thì khó mà đem lại hiệu quả .Thêm nữa, vì vòng đời của ruồi từ lúc là trứng đến khi trưởng thành khá dài (21 – 32 ngày) nên chúng ta cần phải kết hợp tiêu diệt cả ấu trùng và ruồi trưởng thành thì hiệu quả mới cao.

* Cách diệt ruồi gây hại Dendrobium

Cách 1: Ưu tiên thường xuyên kiểm tra vườn để loại bỏ toàn bộ các phát hoa và nụ hoa bị nhiễm, cho vào túi nylon rồi đem đốt ngay hoặc cột chặt miệng bao lại chúng sẽ bị ngộp chết sau vài ngày hay có thể đổ nước sôi vào bao. Mục đích của việc này là làm giảm mật độ của ruồi gây hại Dendrobium

* Lưu ý: không được để bao hở vì chúng sẽ bò ra ngoài và tuyệt đối không đổ hoa chưa xử lý vào hố chôn rác.

Cách 2: Sử dụng thuốc trừ sâu Secsaigon, Shepa… pha với nồng độ cao nhất cho phép và kết hợp với chất bám dính càng tốt vì đây là thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc.


Thuốc trừ sâu Secsaigon

* Thực hiện:

– Dùng chai nhựa có đầu vòi nhỏ giọt, nhỏ thuốc lên đoạn cuối của chóp phát hoa một đoạn khoảng 2 – 3cm (kể cả phát hoa mới ra còn ngắn)

-Ta cũng có thể dùng cọ có lông mềm hay bông gòn nhúng vào thuốc rồi phết lên phát hoa. Cách này rất phù hợp với số lượng vài trăm chậu lan, vì lượng thuốc dùng chưa tới 1ml (1cc). Nếu số lượng chậu lan nhiều thì dùng bình phun cục bộ (chỉ phun vào phát hoa) để giảm lượng thuốc sử dụng.

* Lưu ý:

– Cách làm thứ 2 này chỉ diệt được ruồi và dòi khi chúng ở bên ngoài và tiếp xúc (chạm phải) thuốc, còn khi dòi đã chui vào bên trong nụ hoa thì không có tác dụng.

-Về thời gian thực hiện thì nên làm vào buổi sáng khi nắng chưa gắt (cường độ ánh sáng yếu) để không làm cháy phát hoa.

– Khi phết thuốc phát hoa phải khô ráo.

– Lịch phết thuốc là làm cách ngày (ngày làm, ngày nghỉ do thuốc chỉ có tác dụng bám dính bên ngoài nên việc tưới nước cùng với ánh sáng và nhiệt độ cao sẽ làm thuốc mau chóng giảm tác dụng), đến khi nào phát hoa không còn búp non thì mới ngưng.

3. Dùng thuốc có tên hoạt chất là Methomyl, có tên thương mại là Lannate, pha 2 – 3 g/ 1lít nước cùng với chất bám dính và thực hiện giống như cách 2 (đây là thuốc có tác động lưu dẫn, chất bám dính sẽ giữ thuốc lại không cho thâm nhập vào cây),
Thuốc trừ sâu Lannate

Trường hợp dùng thuốc này mà không pha với chất bám dính phun ướt toàn cây, lá thì sẽ tiêu diệt được cả dòi bên trong nụ hoa. Và cũng không nên phun liên tục vì vấn đề môi trường hiệu quả kinh tế và khả năng gây ra kháng thuốc…

4. Hiện nay cũng có nhiều vườn dùng chất dẫn dụ có pha thuốc để bẫy ruồi đực, mục đích không cho chúng giao phối với ruồi cái. Tuy nhiên, với phương pháp này cần phải chú ý đến vị trí treo bẫy ruồi: nên đặt bẫy trên gió và cách xa vườn lan. Vì nếu để trong vườn chẳng khác nào ta “cõng rắn cắn gà nhà”!

5. Vệ sinh phòng trừ ruồi ở vườn nhà bạn: Rải thuốc hạt xuống phần đất bên dưới giàn lan: các loại thuốc có thể sử dụng Diaphos 10H, Sago Super 3G, Gà Nòi 4G,… khi rải thuốc tưới nước cho thuốc thấm đều xuống đất động tác này để diệt nhộng trong đất. Vì các lứa ruồi gối nhau nên cần chú ý rải thuốc 10 – 15 ngày/lần để diệt nhộng.
Theo các nhà vườn, những cách trị ruồi gây hại Dendrobium trên chưa phải là tối ưu, nhưng có thể ngăn chăn được ruồi, ta có thể sử dụng luân phiên Secsaigon và Lannate ( nhưng hạn chế sử dụng Lannate vì độc tính cao), đồng thời tìm và thử nghiệm nhiều loại thuốc khác để chống việc kháng thuốc.

Nguồn: sưu tầm Internet

Xem thêm bài viết về loài ruồi gây hại hoa lan tại đây:


Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Cattleya trồng tại Đà Lạt

Lan Cattleya (tên khoa học Orchidaceae) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, trên thế giới hiện có khoảng 65 loài. Lan Cattleya du nhập vào Việt Nam hơn 150 năm nay (người Việt gọi là Cát Lan). Riêng Đà Lạt đang bảo tồn, nuôi trồng khoảng 50 loài Lan Cattleya. 

Loài lan này, thường nở vào mùa xuân, tươi lâu, khoảng hơn 1 tuần lễ mới tàn (tùy loại). Mỗi cây thường nở từ 1 đến 2 bông, thậm chí có những cây chăm sóc nở đến 4 bông, mầu sắc rực rỡ, đa dạng, có loài tỏa hương thơm rất quyến rũ. Tuy sản lượng Lan Cattleya Đà Lạt chưa cao, nhưng phần lớn ưu tiên cho xuất khẩu, chỉ còn lượng nhỏ trưng bày trong các khu du lịch, nông trại, chợ hoa, khách sạn, cửa hiệu, biệt thự… sang trọng. 
Một số hình ảnh Lan Cattleya Đà Lạt







Hà Hữu Nết

Nguồn: sưu tầm Internet

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Hoàng thảo ý thảo 3 màu (Dendrobium gratiosissimum)

Hoàng thảo ý thảo 3 màu có tên khoa học Dendrobium gratiosissimum
Phân bố: Lai Châu, Sơn La, Tây Nguyên.
Mô tả: Lan ý thảo thuộc nhóm thân thòng (nobile) buông rủ, Thân dài từ 15 -50cm. Lá 8-12 chiếc rụng vào mùa Thu.
Hình dáng hoa: Hoa ý thảo mọc dọc theo thân, cánh hoa trắng hường, chốp cánh và chốp môi tím, môi có họng vàng đậm hơn Đại Ý thảo, rìa môi không có tua long. Hoa to 6-7 cm, 1-3 chiếc mọc ở các đốt gần ngọn, thơm. Hoa nở trong khoảng 10 - 15 ngày thì tàn.
Thời gian nở hoa: Hoa lan Dendrobium gratiosissimum nở vào khoảng tháng 3-5 hàng năm .
Cách chăm sóc ý thảo 3 màu: trong mùa hè, ánh sáng tốt, nhiều nước và fertlizer. Trong những tháng lạnh hơn, ít nước, không phân bón và ánh sáng tươi sáng hơn

Hình ảnh Hoàng thảo ý thảo 3 màu (Dendrobium gratiosissimum)












Nguồn: sưu tầm Internet

Hoàng thảo trúc (Dendrobium hancockii)

Hoàng thảo trúc còn có tên khác là Trúc lan, Hoàng trúc lan. 
Phân bố: Mộc Châu, Sơn La, Quảng Trị, Thừa Thiên, Huế, Tây Nguyên.
Mô tả: Cây có chiều cao từ 30 - 70 cm, thân mầu nâu đen lá dài 8-10 cm ngang 8-12 mm.
Hình dáng hoa: Hoa 1-2 chiếc, đầu cánh nhọn, to 3,5-4 cm mọc từ các đốt, thơm mùi mật. Hoa khoảng 7- 10 ngày thì tàn.
Mùa nở hoa: nở vào mùa Xuân. Có thể ra hoa 2 lần trong năm, lần 2 khoảng tháng 9 - 10.
Cách chăm sóc hoàng thảo trúc: Nó cần ít nước, và không cần phân bón vào mùa lạnh, nhưng đừng đẻ quá khô. Hoàng thảo trúc sẽ rụng lá vào mùa đông.
Nguồn: hoalanvietnam

Hình ảnh Hoàng thảo trúc (Dendrobium hancockii):


Hoàng thảo trúc chụp cận cảnh