Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Một số loại lan rừng nở hoa vào dịp Tết

Blog xin giới thiệu đến các bạn hình ảnh một số chủng loại lan rừng của blogger Phạm Hoan đã nở hoa trong dịp Tết 2015 vừa qua... Thật ngưỡng mộ khi khu vườn nhỏ của sở hữu trên dưới 20 loại lan rừng khác, 1 điều mà người trồng lan nghiệp dư ao ước.

 Qua đó sẽ các bạn cũng có thể tìm mua và sở hữu những loại hoàng thảo như bên dưới để vào mỗi dịp Tết, lại có dịp ngắm hoa lan rừng khoe sắc và tràn ngập hương thơm ngay tại vườn nhà.

Hoàng thảo bạch hỏa hoàng
Hoàng thảo bạch hỏa hoàng, có thể chơi hoa trong 2 tuần

Lan cẩm báo

Lan Giả Hạc lùn
Lan Giả Hạc lùn

Hoàng thảo lông trắng
Hoàng thảo lông trắng, hoa nở trong khoảng 10-15 ngày thì tàn

Hoàng thảo nhất điểm hồng, hoa nở trong 20-30 ngày mới tàn
Hoàng thảo nhất điểm hồng, hoa nở trong 20-30 ngày mới tàn

Lan hoàng thảo trúc mành
Lan hoàng thảo trúc mành, có thể chơi hoa đến gần 1 tháng mới tàn


Hoàng thảo u lồi
Hoàng thảo u lồi


Hoàng thảo vôi
Hoàng thảo vôi

Hoàng thảo đùi gà (dẹt)
Hoàng thảo đùi gà (dẹt)








Lan ngọc điểm (nghinh xuân), 1 loại lan rừng rất được người Việt ưa thích vì hương thơm ngọt ngào của chúng
Lan ngọc điểm (nghinh xuân), 1 loại lan rừng rất được người Việt ưa thích vì hương thơm ngọt ngào của chúng

Lan thủy tiên cam (Lan kiều cam)
Lan thủy tiên cam (Lan kiều cam)



Nguồn: http://phamhuuhoan.blogspot.com/2015/02/lan-rung-on-xuan-2015.html

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Kinh nghiệm trồng & chăm sóc lan rừng

Giữa lan rừng và lan lai công nghiệp, mỗi thứ đều có 1 vẽ đẹp riêng..Các giống lan được lai tạo thường được chọn từ những cây lan có màu sắc hoa đẹp, đã được thuần dưỡng nên thường là dễ trồng. Còn đối với những được khai thác trực tiếp từ rừng...khi đem về nhà, bạn sẽ là người "thuần dưỡng" nó lại. Chăm sóc thế nào để lan rừng tốt, rồi làm thế nào để lan rừng ra hoa...ôi thôi đủ thứ chuyện. Nhưng có lẽ cái gì càng khó khăn, càng nhiều thử thách thì bạn càng muốn làm..
Kinh nghiệm trồng & chăm sóc lan rừng
Dưới đây là một số kinh nghiệm của nhiều anh, chị về kỹ thuật trồng và thuần dưỡng lan rừng được rút ra sau nhiều năm trồng lan rừng của các thành viên trên diễn đàn Dalatrose.

Giá thể trồng lan rừng:

Gỗ và dớn là 2 loại giá thể thích hợp hơn để trồng các loại lan rừng. Vì đây là loại giá thể gần gũi với môi trường thiên nhiên nơi các loại lan hoàng thảo sinh sống. Tham khảo thêm các bài viết:

Chiết tách lan rừng mới mua về?

  • Đối với những người mới biết trồng như tôi, khi mua những dòng lan hoàng thảo về, được nguyên bụi lớn thì nên để như vậy mà trồng. Đừng ham chiết tách.. cây dễ bị mất sức. Chăm sóc không khéo thì cả đám "ra đi". Đồng thời tưới ít nước chủ yếu giữ ẩm cho cây (Vì khi để nguyên bụi, cây sẽ giữ được ẩm rất lâu)
  • Khi cây mới mua về, nên quan sát bộ rễ, nếu trong bụi lan có cây con và đang có rễ non, nếu rễ còn tốt không bị bầm dập thì cố gắng giữ lại. Còn không bạn nên cắt sát gốc, chỉ chừa lại 1 phần rễ ngắn khoảng 1cm.
  • Từ tháng 7-11 không nên chiết tách lan rừng vì thời điểm này rễ lan phát triển chậm, kích thước của cây lan con cũng nhỏ hơn nhiều so với những cây được chiết tách vào mùa xuân.

Môi trường sống cho lan rừng

Phân bón cho lan rừng

  • Dù là lan rừng nhưng chúng cũng rất cần phân bón thường xuyên, nhưng không nhất thiết phải là các loại phân bón vô cơ mà đơn giản chỉ là nước vo gạo, nước hồ ao...
  • Sử dụng phân vô cơ 20-20-20 pha thật loãng trong hầu hết các giai đoạn.
  • Khi thấy đầu thân chuyển sang tròn, cây không mọc thêm lá mới (cuối kì tăng trưởng) đổi sang 10-30-30 để cây chuẩn bị ra hoa.
Để trồng được những giò lan rừng đẹp, ra hoa rực rỡ thì ngoài những kiến thức bạn học hỏi từ bạn bè, từ giáo sư Google, thì chính bản thân bạn đúc kết lại nên những kinh nghiệm đó là điều không thể thiếu để đưa đến thành công trong việc trồng & chăm sóc các dòng lan rừng.
Nguồn: sưu tầm Internet

Lan hoàng thảo Thái Bình (Dendrobium Pulchellum)

Hoàng thảo Thái Bình có tên khoa học là Dendrobium Pulchellum. Cây phân nhiều nhánh có thể cao trên 2m. Cây phân bố của các nước: Ấn độ, Nepal, Thái Lan, Việt Nam.

Thân& lá cây hoàng thảo Thái Bình 

Có thân tròn trịa hình trứng, môi hoa có lông mịn, trên thân xuất hiện nhiều sọc tím chạy dọc theo các lóng. Lá mọc đối xứng trên thân, lá hình mác, thuôn dài mỏng, đôi lúc trên lá xuất hiện đóm tím loang lỗ
Lá hoàng thảo Thái Bình
Lá hoàng thảo Thái Bình 

1 Cây hoàng thảo Thái Bình có chiều dài thân trên 1.5m
1 Cây hoàng thảo Thái Bình có chiều dài thân trên 1.5m

Hoa hoàng thảo Thái Bình

Hoa thưa, có từ 5-12 bông hoa. Hoa to khoảng 7cm, Nhánh hoa buôn thỏng mọc ở các đốt gần ngọn hoặc ngay chóp ngọn của cây năm trước, màu vàng kem hoặc hồng nhạt, có sọc tím hồng, môi loe như chiếc thìa nhiều lông nhung, có 2 bớt tím sậm bên cổ môi. Hoa hoàng thảo Thái Bình không có hương thơm. Hoàng thảo Thái Bình nở hoa vào đầu mùa mưa ở miền Nam (khoảng tháng 4).

Hoa không nở bung hoàn toàn nếu ánh sáng ko đủ. Khi hoa nở toàn bộ,chùm hoa nhìn xa như một đàn bướm cây đang bay phấp phới vì 2 "con mắt" to lay láy của chúng rất đặc biệt thu hút. Hoa có thói quen "ngủ đêm" vì những cánh hoa sẽ hơi khụm lại vào chiều tối trông như bị héo.
Hình dáng hoa hoàng thảo Thái Bình
Hình dáng hoa hoàng thảo Thái Bình

Chăm sóc hoàng thảo Thái Bình

Để trồng được lan hoàng thảo Thái Bình cũng như nhiều loại hoàng thảo khác, phải nắm được đặc tính của chúng khi sống trông rừng. Có loại thích khô, ví dụ như hoàng thảo đơn cam, hoàng thảo đùi gà. Có loại thì ưa ẩm như: hoàng thảo Thái Bình, Lan thủy tiên, vảy rồng...Rồi có những loại thích khí hậu mát mẻ như: hoàng thảo u lồi, hoàng thảo long nhãn...

HT Thái Bình là 1 loại lan khá dễ trồng và chăm sóc, khi trồng hoàng thảo Thái Bình cần lưu ý một số điểm sau:
  • Khí hậu:  cây thích khí hậu nóng ẩm. cây phát triển tốt ở cao Nguyên và ở Miền Nam.
  • Ánh sáng:  Cây có thể trồng trực tiếp ngoài nắng trồng 100% nắng , phải.chuyển từ từ ra nắng để cây thích nghi tránh cháy lá cây lan...
  • Độ ẩm & nước tưới: Thái Bình chịu tưới ẩm, nhưng chú ý tránh tưới vào ngọn cây non quá nhiều, rất dễ bị thối đọt non nếu tưới vào ngọn thường xuyên.
  • Có thể dùng các loại giá thể sau để trồng hoàng thảo Thái Bình: dớn,than củi, hoặc cột vào thân cây sống ..vv 
Điều kiện để hoàng thảo Thái Bình ra hoa: 
  • Ngưng tưới nước khi thấy cây ngưng phát triển và bắt đầu rụng lá, thỉnh thoảng chỉ phun sương. 
  • Để cây vào chỗ có bóng râm mát hoàn toàn. 
  • Sau mùa nghỉ, cây sẽ bắt đầu nở hoa.

Video hoàng thảo Thái Bình

    Có 1 loài lan hoàng thảo khá giống với hoàng thảo Thái Bình đó là Dendrobium Gatton Sunray.  Dendrobium Gatton Sunray được lai tạo từ Hoàng Thảo Thái Bình (Den. pulchallum) x lan Thủy Tiên (Den. chrysotoxum)
    Cây Dendrobium Gatton Sunray
    Cây Dendrobium Gatton Sunray

    Nguồn: sưu tầm Internet

    Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

    Vì sao có tên gọi lan Ngọc điểm Đai Châu

    Lang thang trên mạng, và vô tình đọc được 1 bài viết của chú có nickname ThongNV 
    giải thích vì sao goi là lan Đai Châu, tại sao gọi là lan Nghinh Xuân hay tại sao lại gọi là lan ngọc điểm.  Trước đây, nhiều khi nghe gọi là lan Tai Trâu, Đai Châu....mà cũng không rõ ý nghĩa của các tên gọi này.. (Tìm hiểu thêm về: nguồn gốc lan ngọc điểm)
    Cây ngọc điểm với 10 cặp lá và vô số vòi hoa
    Cây ngọc điểm với 10 cặp lá và vô số vòi hoa

    Ở nước ta, hiện nay người ta biết đến loại lan này qua 3 tên gọi chính:

    • Miền Nam gọi là lan Ngọc Điểm: vì hoa có 5 cánh dày dặn và khum lại tạo thành 1 vòng tròn. Cánh hoa màu trắng 
    • Miền Bắc thường gọi là lan Đai Châu (tên gọi tượng hình của chuỗi hoa sắp nở lung linh như chuỗi ngọc) 
    • Miền Trung được gọi là lan Nghinh Xuân (đón tết): vì loại lan này này nếu mọc trong tự nhiên thường nở trước lập xuân 1-2 . 
    • Còn 1 tên gọi khác ít nghe hơn là lan me, có lẽ vị nhiều chục năm trước người ta thường thấy loại lan này mọc nhiều ở các cây me trên những tuyến đường TP.
      Thỉnh có một số người gọi là lan “tai trâu”. Đây là cách gọi hoàn toàn sai vì nó không phản ánh điều gì về thân, lá, hoa, hương của cây lan. Lan tai trâu là do nhiều người đọc “trại” mà thành, lâu dần thành quen nên mọi người cũng kệ. Chỉ cần nói tai trâu thì người ta cũng biết là loại lan nào. Nếu đúng tên của nó theo âm Hán Việt phải là Đai châu, Đới châu, Đái châu.

      Đai, đái, đớinghĩa là chuỗi;  Châunghĩa là châu ngọcàĐai châu: tức là chuỗi ngọc

      Còn đây là 1 bài viết về thú vui chơi lan, nghệ thuật chơi lan, thưởng ngoạn cái đẹp của lan...

      Nguồn: sưu tầm Internet

      Lan ngọc điểm đai châu bị vàng lá

      Vào hôm qua (17/05/2015) blog có nhận được mail từ bạn đọc (xxxxxxxquangtrung@gmail.com) hỏi về bệnh vàng lá trên cây lan ngọc điểm đai châu, nguyên văn như sau:
      "nguyễn kim khiêm xin chào các ban yêu quý hoa lan rừng cho minh hỏi một chút xíu minh mói mua một rỏ đai châu chăng hiểu mình tach chuyển sang cây nhãn khoảng 1 tuần thì bị vàng 02 lá và héo từ đầu lá vào trong đặc điểm rễ vẫn sinh trưởng đều , anh chi biết chi em cái"
        Những đóm tròn màu nâu đên và chiếc lá bị vàng là dấu hiệu lan ngọc điểm bị bệnh
      Những đóm tròn màu nâu đên và chiếc lá bị vàng là dấu hiệu lan ngọc điểm bị bệnh

      Do bạn không nói rõ là héo 2 lá phia dưới cùng hay 2 lá trên ngọn, trên lá bị héo có những đóm tròn màu nâu không hay như thế nào. Nên rất khó đoán xem cây ngọc điểm của bạn đang bị gì. Bạn có thể chụp hình cây ngọc điểm của bạn và gửi mail, để mọi người sẽ giúp bạn.

      Nguyên nhân dẫn đến chuyện lan ngọc điểm bị vàng lá


      Thực sự tôi cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trồng việc trồng lan ngọc điểm, nhưng sau 1 năm trồng thì rút ra được ít kinh nghiệm sau:


      + Vừa chiết tách xong, thiếu nước tưới, thời tiết quá nóng...là cây bị suy kiệt vàng lá và rụng dần.
      Cách xử lý khi cây ngọc điểm bị vàng lá do bị sốc, thay đổi môi trường sống: Trong trường hợp này, bạn đem cây ngọc điểm ra chổ thoáng mát, tưới ít nước đến khi cây ra rễ mới rồi mới bón phân liều lượng thấp, 2-3 tuần bón 1 lần.


      + Hoặc bệnh vàng lá do nấm bệnh gây ra, như hình bên trên, lá lan ngọc điểm bị vàng lá là do bị vi khuẩn, nấm bệnh. Ở miền Tây, vào mùa mưa, nhiệt độ nóng, độ ẩm trên bề mặt đất cao nếu treo ngọc điểm quá thấp cây dễ bị thối lá. Bây giờ đã bắt đầu mùa mưa, đây là thời điểm lan phát triển vượt bậc trong vài tháng tới, nhưng cũng là giai đoạn cây lan dể thối lá. Thận trọng hơn khi sử dụng phân có độ đạm (N) cao cho cây lan.

      Cách xử lý khi cây ngọc điểm bị vàng lá do vi khuẩn nấm bệnh: để cây nơi khô ráo thoáng mát, cắt bỏ chổ lá bị thối, phun thuốc trừ nấm bệnh, vi khuẩn theo liều lượng hướng dẫn, ngưng tưới nước vài ngày sau đó phun sương duy trì sức sống cho cây.

      Nếu là ngọc điểm rừng thì cây "tơ" ít bị vàng lá hơn cây già trong cùng điều kiện chăm sóc.


      Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

      Vì sao người trồng lan chọn gỗ vú sữa làm giá thế?

      Với những ưu điểm như: thứ nhất, giúp cho rễ lan thoáng mát, nên phát triển nhanh (nhất là dòng hoàng thảo đơn thân), thứ 2 đó là vẽ đẹp nghệ thuật, tạo nên tính thẩm mỹ và tự nhiên như trong môi trường hoang dã nơi rừng núi cho cây lan. Do đó, rất nhiều người yêu lan đã trồng lan trên gỗ lũa, chậu được làm từ gỗ, hoặc các khúc gỗ rồi gắn lan lên đó.
      1 "bụi" thủy tiên ghép trên thân cây vú sữa
      1 "bụi" thủy tiên ghép trên thân cây vú sữa
       Và trong nhiều loại gỗ thì dòng gỗ như vú sữa lại đáp ứng được nhiều yếu tố giúp cho cây lan phát triển tốt khi chúng được gắn trên gỗ vú sữa.

      Một số ưu điểm của gỗ vú sữa khi trồng lan

      Ba ưu điểm chính từ gỗ vú sữa mà nhiều người trồng lan đã  chọn chúng làm giá thể trồng lan, đó là:

      • Độ bền của giá thể cao nên trồng lan rất tốt (độ bền từ 3-4 năm).
      • Thân gỗ không có chất chát và mặn (làm teo, thun đầu rễ)
      • Thân cây không bị nấm bồ hóng phát triển (khi nấm bồ hóng sinh sôi nảy nở và phát triển sẽ làm giảm khả năng quang hợp của lan, dẫn đến tình trạng cây lan còi cọc)

      Mùn cưa từ cây vú sữa làm giá thể trồng lan  vũ nữ và lan hài rất tốt.

      Những loại lan nào thích hợp trồng trên gỗ vú sữa?

      Trồng lan trên gỗ vú sữa đặc biệt thích hợp với những loại hoàng thảo ưa khô thoáng như:lông tu, dã hạc, đơn cam, kim điệp...
      Lan dã hạt được ghép lên thớt gỗ vú sữa
      Lan dã hạt được ghép lên thớt gỗ vú sữa

      Điều kiện vườn lan thế nào thì thích hợp cho việc trồng bằng gỗ vú sữa?

      Vì đây là loại giá thể trồng lan có độ thông thoáng cao đồng nghĩa với việc giá thể mau khô. Do đó, gỗ vú sữa thích hợp cho những vườn có độ ẩm cao hoặc những người có nhiều thời gian để tưới tắm cho lan hằng ngày.

      Xử lý gỗ vú sữa trước khi trồng lan


      • Lột vỏ vú sữa để tránh côn trùng sống ẩn nấp trong vỏ cây gây chóng mục giá thể, và vỏ cây lâu ngày bị bong tróc, làm cho lan không giữ được độ bám chắc.
      • Sau đó, rửa sạch và ngâm khúc gỗ vào nước sạch vài ngày, hoặc ngâm thân cây vú sữa trong nước vôi loãng để diệt vi khuẩn nấm, sâu đục thân gỗ, rong rêu.
      • Ngâm xong, phơi khô khoảng 2-3 ngày... sau đó ta đóng đinh vào 1 đầu để sau này làm móc treo lên...

      Giá cả và qui cách gỗ vú sữa để trồng lan (tham khảo)

      1. Gỗ vú sữa đường kính dưới 10cm (30.000/mét)
      2. Gỗ vú sữa đường kính từ 10cm - 15cm (50.000/mét)
      3. Gỗ vú sữa đường kính từ 15cm - 20cm (100.000/mét)
      4. Gỗ vú sữa đường kính trên 20cm (150.000/mét)
      5. Gỗ vú sữa đường kính trên 25cm (200.000/mét)
      6. Các loại thớt, lóng, chạc 3, chạc 4 đủ loại kích cở (10.000-20.000/thớt).
      Gỗ vú sữa cắt khúc để ghép lan
      Gỗ vú sữa cắt khúc để ghép lan
      Lan hải yến mới ghép lên gỗ lũa, thân vú sữa dù ra rễ dài, nếu để ngoài trời thì sau một vài trận mưa cây rất dễ bị đen lá, thối ngọn và chết. Nên để lan hải yến sau khi ghép nơi thoáng gió, tránh mưa trong 1 thời gian.

      Nguồn: sưu tầm Internet

      Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

      Lan lọng tía (Bulbophyllum Ambrosia)

      Lan lọng tía (Bulbophyllum Ambrosia) chủ yếu sống phụ trên các thân cây mọc ven suối, ở độ cao từ 800-1200m. Mùa hoa tháng 10-11. Lan sống phụ thân rễ dài phân nhánh, có đốt. Củ giả xếp xa nhau từ 7 - 15cm, dạng bầu dục dài màu nâu đậm, gốc có nhiều sợi cứng, đỉnh mang 1 lá. Lá cứng, dày, thuôn dài đỉnh chia hai thùy tròn mặt trên xanh thẫm, mạt dưới xanh nhạt. Hoa 1 mọc ở gốc củ giả, màu trắng có các vạch đậm màu nâu tía, với ba cánh đài lớn rộng ra ba phía.
      Hình dáng thân lan lọng tía (Bulbophyllum Ambrosia)
      Hình dáng thân lan lọng tía (Bulbophyllum Ambrosia)

      Hình ảnh lan lọng tía (Bulbophyllum Ambrosia)
      Hình ảnh lan lọng tía (Bulbophyllum Ambrosia)

      Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

      Lan hoàng thảo nemorale (Dendrobium nemorale)

      Loại lan này được tìm thấy ở độ cao khoảng 500 mét. Ở Việt Nam chúng xuất hiện ở: Lâm Đồng, Ninh Thuận. Lan hoàng thảo Nemorale có thân tròn và dài, cao từ 30 - 45cm. Lá ngắn và cứng đầu lá hơi xoăn lại, mọc ngang 2 bên.



      Hoa có màu trắng, cánh hoa cứng cáp trong như sáp. Trên cánh hoa Nemorale có những đường vân màu cam. Kích thước từ 1,5 -2.5 cm nở vào mùa Xuân Hè, không có mùi thơm, hoa nở kéo dài trong khoảng 1 tháng đến 35 ngày.

      Hoa lan hoàng thảo nemorale (Dendrobium nemorale)

      Dendrobium nemorale (Ảnh Lê trọng Châu)
      Dendrobium nemorale (Ảnh Lê trọng Châu)

      Nguồn: sưu tầm Internet

      Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

      Chăm sóc lan trong mùa mưa

      Bây giờ đã là những ngày đầu tháng 5, một vài trận mưa đầu mùa xuất hiện, và đây cũng là giai đoạn mà đa số các loại lan từ lan dendro, ngọc điểm, Cattleya và một số loại lan rừng phát triển mạnh mẽ.


      Sau tết (giữa tháng 2), nếu các bạn để ý khi mà các bông hoa lan đã tàn rụng thì phần gốc của các cây lan dendro bắt đầu đâm ra hàng loạt rễ mới xanh um..báo hiệu mùa phát triển mạnh mẽ của lan đã đến.
      Hàng chục chiếc rễ non mọc tua tủa ở cây dendro
      Hàng chục chiếc rễ non mọc tua tủa ở cây dendro

      Đến khoảng tháng 3-4 thì hàng loạt cây con (keiki) thi nhau mọc ra. Đây là thời điểm rất tốt để các bạn có thể chiết tách và nhân giống dendro, cattleya hay lan rừng, vì trong vài tháng tới sẽ là mùa phát triển của chúng.

      Keiki mọc lên từ thân mẹ
      Keiki mọc lên từ thân mẹ



      Khi mùa mưa đến (cuối tháng 4- đầu tháng 5, ở miền Tây) sẽ là giai đoạn cây lan phát triển rất mạnh mẽ. Nếu trong giai đoạn này cây được vỗ béo tốt thì việc đến cuối năm cây lan của bạn nở thật nhiều hoa là rất hứa hẹn.

      Một số lưu ý về việc chăm sóc lan từ sau tết đến mùa mưa

      Trong thời điểm này do thời tiết còn rất nóng như ở miền Tây, nên việc tưới nước 2-3 lần / ngày cho vườn lan là cần thiết. Còn về phân bón cho lan có thể sử dụng NPK 30-10-10 để giúp bộ lá phát triển tốt, vài tuần bạn phun xen kẽ 1 lần NPK 20-20-20 nhằm giúp thân lan được cứng cáp.. Đồng thời khoảng 10-15 ngày phun 1 lần B1 để giúp cây ra nhiều rễ.
      Khi những cơn mưa đến, bạn phải hết sức chú ý đến việc phun thuốc phòng trừ nấm bệnh cho cây...Sau những trận mưa đầu mùa nên phun 1 lần thuốc trừ nấm bệnh. Và phun lại định kì hàng tháng.

        Một số lưu ý khi bạn phun thuốc cho lan:

      • Khi xịt thuốc trừ nấm bệnh cho lan, bạn chỉnh bec phun thật sương đồng thời  phun nhanh tay cho ướt đều bộ rể và toàn bộ lá cây (tránh phun thuốc trực tiếp lên hoa, sẽ làm hoa héo).
      • Trước khi phun thuốc thì cây cần được cung cấp đầy đủ ẩm độ, nước.
      • Nên phun vào sáng sớm (trước 8h30)  trước khi nắng nóng xuất hiện. Và tưới xả lại vào buổi chiều khi nắng giảm nhiệt.