Trong tự nhiên có một số loại cây sống được ở trên đá. Rễ cây phát triển ở trên bề mặt, bám chặt vào đá, lan tỏa một cách ngẫu nhiên, rất ấn tượng. Ơ các vách núi cheo leo thường bắt gặp kiểu thức này. Cách thức tồn tại của cây tạo nên một hình ảnh đẹp của thế giới sống.
Để thực hiện được kiểu cây Bonsai bám đá cầu lưu ý: Giữa cây Bonsai và đá cần có sự hài hòa, dựa trên quy tắc cân bằng, cân xứng một cách tự nhiên, mới tạo được ấn tượng thẩm mỹ sâu sắc trong thưởng ngoạn.
Kiểu Bonsai bám đá hoàn toàn khác với tiều cảnh hay non bộ. Cho dù nó cũng có vài nét tương đồng.
Kích thước của phiến đá nên phù hợp với cây, và còn phải dễ dàng khi di chuyển.
Màu sắc của đá cũng tạo nên vẻ đẹp chung cho tác phẩm. Thông thường là màu vàng, xám, đen hoặc nâu đất……
Khối đá được chọn cần được xem xét ở 6 mặt: Trước – sau, trái – phải, trên – dưới một cách cụ thể. Mỗi mặt có một tính chất và vẻ độc đáo riêng biệt. Không nên sử dụng những khối đá sắc cạnh quá, hoặc hình dạng quá đơn giản, cân xứng đều đặn vì nó sẽ tạo ra sự đơn điệu, cứng nhắc trong cái nhìn.
Nên chọn những khối đá vừa có những nét mạnh mẽ, vừa có những chi tiết mềm mại, uyển chuyển, tương phản nhau về tính chất ở hình dạng, sẽ tạo nên vẻ độc đáo cho tác phẩm.
Nếu cây trồng trên đá mà cây có cấu trúc thân lớn, thô, sẽ làm cho hình ảnh chung của tác phẩm trở nên nặng nề, giảm bớt sự thi vị trong cái nhìn.
Cũng có thể sử dụng nhiều loại cây cùng trồng trên một khối đá để tạo ra một khung cảnh thật gần với tự nhiên. Nhưng nên chú ý về không gian biểu đạt: Cây lá kim, lá nhỏ nên trồng ở trên cao cây lá lớn được trồng ở dưới thấp hơn, mới tạo được ấn tượng tốt về không gian.
Cây phải nhỏ hơn đá về mặt tỉ lệ một cách hài hòa. Dù sao một cây đơn độc trên một khối đá vẫn có vẻ hấp dẫn và thú vị hơn.
Chú ý: Cây được sử dụng theo kiểu bám đá có yêu cầu đầu tiên là bộ rễ phải phát triển mạnh, dài và dễ dàng thích nghi được với điều kiện đó.
![]() |
Hình ảnh 1 cây Bonsai bám vào đá |
Kiểu Bonsai bám đá hoàn toàn khác với tiều cảnh hay non bộ. Cho dù nó cũng có vài nét tương đồng.
I. CHỌN ĐÁ
Khi chọn đá nên chọn khối đá có hình thể đẹp, thớ mạch, gân đá ngoạn mục. Bề mặt của đá gồ ghề, sần sùi, nhưng không nên có các cạnh sắc bén như một viên đá mới vỡ tách ra. Các cạnh của đá nên mòn nhẵn như đã bị phong hóa lâu ngày. Cạnh, góc viên đá nên có nét thật mềm mại tự nhiên.Kích thước của phiến đá nên phù hợp với cây, và còn phải dễ dàng khi di chuyển.
Màu sắc của đá cũng tạo nên vẻ đẹp chung cho tác phẩm. Thông thường là màu vàng, xám, đen hoặc nâu đất……
Khối đá được chọn cần được xem xét ở 6 mặt: Trước – sau, trái – phải, trên – dưới một cách cụ thể. Mỗi mặt có một tính chất và vẻ độc đáo riêng biệt. Không nên sử dụng những khối đá sắc cạnh quá, hoặc hình dạng quá đơn giản, cân xứng đều đặn vì nó sẽ tạo ra sự đơn điệu, cứng nhắc trong cái nhìn.
Nên chọn những khối đá vừa có những nét mạnh mẽ, vừa có những chi tiết mềm mại, uyển chuyển, tương phản nhau về tính chất ở hình dạng, sẽ tạo nên vẻ độc đáo cho tác phẩm.
II. CHỌN CÂY BONSAI
Dáng của cây trồng trên đá nên thanh mảnh, các nét uốn lượn mềm mại tương hợp với hình dáng của đá, nhất là những cây có nét phóng, vươn về một phía uyển chuyển, nhẹ nhàng thường phù hợp với kiểu này.Nếu cây trồng trên đá mà cây có cấu trúc thân lớn, thô, sẽ làm cho hình ảnh chung của tác phẩm trở nên nặng nề, giảm bớt sự thi vị trong cái nhìn.
Cũng có thể sử dụng nhiều loại cây cùng trồng trên một khối đá để tạo ra một khung cảnh thật gần với tự nhiên. Nhưng nên chú ý về không gian biểu đạt: Cây lá kim, lá nhỏ nên trồng ở trên cao cây lá lớn được trồng ở dưới thấp hơn, mới tạo được ấn tượng tốt về không gian.
Cây phải nhỏ hơn đá về mặt tỉ lệ một cách hài hòa. Dù sao một cây đơn độc trên một khối đá vẫn có vẻ hấp dẫn và thú vị hơn.
Chú ý: Cây được sử dụng theo kiểu bám đá có yêu cầu đầu tiên là bộ rễ phải phát triển mạnh, dài và dễ dàng thích nghi được với điều kiện đó.
III. CÁCH THỰC HIỆN BONSAI BÁM ĐÁ:
1. Có thể tạo được một bộ rễ Bonsai mọc dài theo ý muốn, bằng cách trông cây vào hộp gỗ có chiều cao, được ghép từ nhiều mảnh gỗ nhỏ. Chất trồng nên là hỗn hợp đất cát thô, thoáng xốp. Sau một thời gian 4 – 6 tháng, gỡ bớt các mãnh gỗ ở trên, nhiều phần rễ sẽ dần lộ ra và sẽ mọc xuống sâu hơn, dài ra dần.2. Sau khi đã chọn lựa được khối đá vừa ý về hình dáng, màu sắc, kích thước. Lấy cây ra khỏi chậu, loại bỏ hết đất ra khỏi rễ. Ướm thử bộ rễ cây vào đá, xem cách tương hợp của rễ với cấu trúc đá.
Chọn lựa góc độ, vị trí phù hợp nhất cho cây và đá. Khi xác định vị trí của cây trên khối đá, cần chú ý phân bố rễ cây đều ra các hướng trái, phải, trước, sau.
3. Dùng những đoạn dây nhỏ, gấp đôi, cố định vào các vị trí cần phải cố định rễ. Bằng cách khoan một lỗ vào các vị trí đó. Dùng miếng chì mềm gắn vào đầu dây gặp đôi, cho vào lỗ khoan và tán nhẹ cục chì, dây sẽ cố định được ở các vị trí đó.
5. Dùng dây mềm buộc chặc toàn bộ rễ với khối đá. Sau đó, dùng bao nylong bọc xung quanh bộ rễ, không bộc dưới đáy và ở mặt trên, để cho rễ phát triển theo một hướng vào đá và đi xuống dưới. Hoặc cũng có thể bộc rễ và đá, bằng xác rêu, lục bình và đất sét toàn bộ, sau đó buộc dây mềm để bảo vệ rễ. Chôn nó trong một chậu sâu, đủ phủ được đất lên phần gốc cây. Khi tưới nước cần chú ý đảm bảo cho nước vào được tiếp xúc của rễ với đá.
6. Sau một thời gian từ 6 tháng đến một 1 năm từ từ bỏ lớp bao phủ bên ngoài. Kiểm tra bộ rễ của cây Bonsai đã bám vào đá chưa? Chú ý dây có ăn khuyết vào đá không? Sau một năm có thể chuyển cây sang chậu mới, nếu cây đã có bộ rễ phát triển tốt. Giai đoạn đầu cần bảo quản cây ở nơi mát, ít nắng ngắt, để tránh tổn thương rễ.
Chọn lựa góc độ, vị trí phù hợp nhất cho cây và đá. Khi xác định vị trí của cây trên khối đá, cần chú ý phân bố rễ cây đều ra các hướng trái, phải, trước, sau.
3. Dùng những đoạn dây nhỏ, gấp đôi, cố định vào các vị trí cần phải cố định rễ. Bằng cách khoan một lỗ vào các vị trí đó. Dùng miếng chì mềm gắn vào đầu dây gặp đôi, cho vào lỗ khoan và tán nhẹ cục chì, dây sẽ cố định được ở các vị trí đó.
4. Đặt cây lên đá và cột chắc dây vào các rễ cần định vị. Nhưng trước đó nên dùng một ít đất sét, trộn xác rêu nhét sâu vào chỗ nứt, các chỗ rễ sẽ bám vào về sau này, để tạo điều kiện giàu ẩm độ cho rễ dễ phát triển.
6. Sau một thời gian từ 6 tháng đến một 1 năm từ từ bỏ lớp bao phủ bên ngoài. Kiểm tra bộ rễ của cây Bonsai đã bám vào đá chưa? Chú ý dây có ăn khuyết vào đá không? Sau một năm có thể chuyển cây sang chậu mới, nếu cây đã có bộ rễ phát triển tốt. Giai đoạn đầu cần bảo quản cây ở nơi mát, ít nắng ngắt, để tránh tổn thương rễ.
Nguồn: sưu tầm Internet