Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

Giới thiệu cách trồng lan trên gỗ vú sữa

Trồng lan trên gỗ vú sữa là cách trồng nên khuyến khích cho 1 số giống Dendrobium thân thòng, ngọc điểm, Cattleya, Ascocenda vì mật độ trồng cao, cây phát triển nhanh, ít bị bệnh.
Giới thiệu cách trồng lan trên gỗ vú sữa
Giới thiệu cách trồng lan trên gỗ vú sữa

Vú sữa là loại cây được ưa chuộng nhất để thực hiện cách trồng ghép lan lên gỗ. Kết quả theo dõi trong 4 năm cho thấy, tỷ lệ phát triển giữa cách trồng trên thân cây gấp 1,5 lần cách trồng trong chậu.

Cách xử lý gỗ vú sữa trước khi ghép lan:

Gỗ vú sữa được cưa thành từng khúc l,5m, có thể đề cả nhánh được dựng dứng vào trong một cái chậu, giữ vững bằng lớp gạch vụn hoặc xi-măng đổ vào trong gốc.

Cách này giống như cách trồng lan trên cây sống, nhưng nhờ cây thấp nên có thể điều khiển độ che sáng thích hợp.

Lan được buộc chặt vào thân gỗ vú sữa. Mỗi gốc vú sữa có thể trồng 20-30 cây lan. Khoáng 2 tuần đến 1 tháng rễ non của lan sẽ bám chặt vào thân cây.

Cách trồng lan ghép gỗ có ưu điểm là cây phát triển nhanh, ít bị mần bệnh làm thối rễ lan, mật độ trồng cao. xem thêm vì sao trồng lan trên gỗ vú sữa

Khuyết điểm duy nhất của cách trồng lan ghép trên gỗ là khó bán, khó trưng bày vì khách hàng rất ngại ngùng mua một cây lan trổ hoa bị đứt rễ do nhổ ra khỏi thân cây.

Phương pháp này được áp dụng cho nơi nào chưa có ý định trồng lan để kinh doanh ngay. Hiệu quẩ của phương pháp là tạo một số lượng giống lan nhanh nhất trong thời gian ngắn. Nếu phương pháp cấy mô hoa lan chưa là mục tiêu được sản xuất đại trà tại thành phố, thì phương pháp này giúp các nhà vườn trồng lan tự tin cho sự phát triển vườn lan của mình. Phương pháp này áp dụng tốt nhất cho Dendrobium, Cattleya, Ascocenda.

Đây là cách trồng phổ biến trong thành phố vì cây lan có hoa có thể dễ dàng đem trưng bày trong phòng khách, đem bán, đem biếu mà không bị anh hưởng đến sự sinh trưởng của nó.

Nguồn: sưu tầm Internet