Vào ngày 26/05/2020, tôi được Thuận (người bạn này đã tặng chậu hương thảo đầu tiên tôi trồng tại vườn) gửi 2 chậu dâm bụt để trồng lại. 2 chậu dâm bụt này nhận được lượng phân bón NPK rải vào gốc "lố tay" làm cây bị vàng lá và héo rũ. Dưới đây là 1 số việc tôi đã làm để cứu 2 chậu dâm bụt này. Và cách làm này có thể áp dụng với nhiều loại cây kiểng khác bị vàng lá, héo rũ do phân bón rải gốc quá nhiều.
![]() |
Cây dâm bụt bị vàng lá và héo rũ do nhận lượng phân bón rải vào gốc quá nhiều |
Làm gì khi cây cảnh bị vàng lá, héo rũ do phân bón rải gốc quá nhiều?
- Nhanh chóng loại bỏ phần phân bón đã rải vào chậu, nếu mới rải có thể cào bỏ phần đất mặt, bao gồm lớp phân bón vừa rải vào.
- Còn khi phân bón đã thấm vào cây kiểng, trên thân lá cây kiểng đã bắt đầu héo rũ và vàng lá. Tiến hành dùng nước xối rửa trôi phân bón
- Cắt tỉa cành nhánh cho cây cảnh
- Trồng lại cây cảnh bằng đât trồng mới
- Để cây cảnh dưới lớp lưới lan che đi 30-50% nắng, đến khi cây mọc tược non mới.
Cây cảnh trồng chậu có thể bị ảnh hưởng nhanh hơn so với những cây được trồng trong lòng đất, nhưng thiệt hại phân bón quá mức có thể được khắc phục dễ dàng hơn trong các cây trồng bằng chậu.
Video cách xử lý cây cảnh bị vàng lá, héo rũ do phân bón rải gốc quá nhiều
Cách xử lý rửa bộ rễ cây này chỉ nên thực hiện khi không còn cách này khác để cứu cây. Tỉ lệ thành công cao khi bộ rễ cây vẫn còn màu trắng hoặc trắng nâu. Nếu toàn bộ rễ cây cảnh đễ chuyển sang màu đen thì rất khó cứu!
Làm thế nào để biết được cây cảnh đã sống sót?
Tùy vào từng loại cây, nếu sau 4-15 ngày, thấy cây cảnh phát triển chồi non mới là dấu hiệu cho cây thấy trồng đã "tỉnh" lại.
![]() |
Sau khi thay đất trồng mới và cắt tỉa khoảng 4 ngày, cây dâm bụt đã phát triển tược non mới. |
Vì sao cây cảnh bị vàng lá héo rũ khi bón phân quá nhiều?
Cây cảnh, hoa kiểng bị vàng lá héo rũ khi bón phân quá nhiều là do lượng phân bón này đã làm cho bộ rễ cây bị hư hỏng dẫn đến rễ cây hoa kiểng không lấy được nước và dinh dưỡng. Từ đó làm phần thân lá bên trên sẽ bị héo, rũ. Dinh dưỡng không lấy lên được, lá già sẽ dùng phần dinh dưỡng mà nó đang có vận chuyển lên để nuôi phần lá non bên trên nên lá già sẽ bị vàng trước tiên.
Lý do 1: Đầu tiên là khi muối hòa tan trong dung dịch đất, cây không thể hấp thụ và sử dụng nước cần thiết để tồn tại.
Cây trồng có thể héo khi được cho một lượng phân bón nặng. Để cây có thể điều chỉnh độ mặn, nó phải hấp thụ và tích lũy muối bên trong hoặc sản xuất các chất hữu cơ (đường, axit hữu cơ, axit amin, v.v.), để nồng độ đủ cao và có thể lấy lại nước vào rễ. Cả hai phản ứng đó đòi hỏi năng lượng và mất thời gian. Đó là một lý do tại sao sự tăng trưởng thực vật chậm lại khi muối tích tụ do quá trình thụ tinh quá mức.
Lý do 2: nhiều muối tự gây độc cho cây vì chúng gây độc cho hệ thống enzyme hoặc chặn đường sinh hóa. Natri, clorua, boron và bicarbonate.
Lý do 3: Rễ cũng có thể bị thương bởi muối. Muối tạo ra các chấn thương thường làm cho rễ cây dễ bị một loạt các bệnh từ đất. Chấn thương nặng cũng có thể cản trở sự hấp thụ nước và dẫn đến héo quá mức.
Quá nhiều phân bón cũng có thể gây ra vấn đề và làm chết cây vì PHÂN BÓN LÀ MUỐI.
Tại sao muối độc đối với nhiều loại cây cảnh và hầu hết các loài cây trồng của chúng ta?
Một số thông tin này tôi sưu tầm từ nguồn: aggie-horticulture.tamu.edu/archives/parsons/vegetables/fertveg.html. Tiếng Anh còn hạn chế, nên dịch không sát nghĩa, có thể bỏ qua đoạn khó hiểu này.
Cây trồng có thể héo khi được cho một lượng phân bón nặng. Để cây có thể điều chỉnh độ mặn, nó phải hấp thụ và tích lũy muối bên trong hoặc sản xuất các chất hữu cơ (đường, axit hữu cơ, axit amin, v.v.), để nồng độ đủ cao và có thể lấy lại nước vào rễ. Cả hai phản ứng đó đòi hỏi năng lượng và mất thời gian. Đó là một lý do tại sao sự tăng trưởng thực vật chậm lại khi muối tích tụ do quá trình thụ tinh quá mức.
Lý do 2: nhiều muối tự gây độc cho cây vì chúng gây độc cho hệ thống enzyme hoặc chặn đường sinh hóa. Natri, clorua, boron và bicarbonate.
Lý do 3: Rễ cũng có thể bị thương bởi muối. Muối tạo ra các chấn thương thường làm cho rễ cây dễ bị một loạt các bệnh từ đất. Chấn thương nặng cũng có thể cản trở sự hấp thụ nước và dẫn đến héo quá mức.
Dấu hiệu cây cảnh bị bón phân quá mức là gì
Đây là bốn trong số các triệu chứng phổ biến nhất bạn có thể nhận thấy ở những cây cảnh bị bón phân quá mức:
- Lớp vỏ phân bón trên bề mặt đất rát nhiều.
- Lá vàng hoặc nâu, bắt đầu từ lá già gốc gốc trước tiên
- Lá héo
- Rễ cây trồng bị đen
Các dấu hiệu của việc bón phân và tưới nước quá mức có vẻ rất giống nhau, nhưng hãy nhớ rằng việc bón phân quá mức xuất hiện sau khi bón phân, trong khi các dấu hiệu của việc dư thừa nước xuất hiện sau một thời gian tương đối dài.