Cây thạch lựu nhiều cành nhánh, nhiều lá, hoa tươi, kỳ hoa dài, đầu cành lại có quả trống rất đẹp, là một loại cây cảnh vừa xem hoa vừa xem quả. Nhưng có người trồng thạch lựu mấy năm vẫn không ra hoa, không kết quả, hoặc chỉ ra hoa mà không ra quả. Đó là vì nuôi trồng và bảo vệ không đúng cách. Trồng cây lựu cần chú ý đến ánh sáng phải đủ, nước, phân cung cấp hợp lý, tỉa cành vừa phải.
![]() |
Cây lựu Thái sau 1 năm trồng |
Bài viết được đánh máy lại từ sách: HỎI ĐÁP VÀ KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG HOA VÀ CÂY CẢNH (TẬP 3), câu 200, trang 49. Còn đây là bài viết về cách tôi trồng cây lựu Thái tại vườn: https://www.vuonhongvanloan.com/cham-soc-cac-loai-hoa-kieng/trong-cay-luu-do.html
Điều kiện để trồng tốt cây lựu
Cây lựu nói chung ( lựu Thái, hay lựu đỏ Ấn Độ cũng tương tự) là loài cây ưa sáng và nhiệt độ cao, nhưng không chịu úng nước cho nên cần chú ý độ ẩm đất. Mùa hè mỗi ngày tưới 1 lần, mùa thu 2 ngày tưới 1 lần. Trong thời kỳ cây lựu hoa nở cần khống chế lượng nước tưới. Nếu đất chậu quá khô cần phải tưới ngay.Cây thạch lựu ưa bón phân. Trong mùa sinh trường, mỗi tháng tưới 1 lần nước phân loãng, năm sau cần bón thúc, 10-15 ngày bón 1 lần. Thông thường dùng phân gà vịt và ruột cá ù lên men rồi tưới. Trước khi cây lựu ra nụ hoa cần bón nhiều Lân (P), để xúc tiến hoa nở, sau khi hoa nở lại bón P, K bằng dung dịch KH₂PO₄ 1-2% để có lợi cho sự kết quả. Sau khí hình thành quả, nên tươi phân loãng.
Thạch lựu trồng chậu không nên bón phân Đạm (N) quá nhiều, làm cho cành mọc dài, cây không ra hoa kết quả.