Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

Nhật ký trồng cây vạn lộc


 Những cây vạn lộc dạng cây cấy mô được tôi trồng vào ngày 14/11/2020. Đây là giống vạn lộc mới với màu sắc đỏ đậm khi trồng trưởng thành.
Cây vạn lộc sau khi được trồng ra chậu nhựa C5

14/11/2020: Đem cây vạn lộc về trồng và trồng vào chậu C5. Các cây vạn lộc được đặt trong các khay nhựa, mỗi khay 72 cây. Tổng số cây vạn lộc mua về trồng: 936 cây.
Cây vạn lộc dạng cây con khi đem về cố gắng giữ cho cây được khô ráo, sẽ hạn chế việc thối nhũn ở phần thân lá và rễ cây vạn lộc.

Cách trồng cây vạn lộc

Giá thể trồng cây vạn lộc

Đất hoặc giá thể trồng cây vạn lộc cần tơi xốp và thoát nước tốt. Rễ cây vạn lộc dễ bị thối nhũn trong điều kiện đất trồng bị đọng nước.
60% Phân rơm mục + 20 vỏ trấu + 20 xơ dừa vụn

Vị trí trồng cây vạn lộc

Các cây vạn lộc sau khi được ra chậu C5, cây sẽ được đặt bên dưới lưới lan che đi 60% nắng. Tuy nhiên, lượng nắng này có thể còn nhiều so với nhu cầu của cây. Do đó, tôi vừa trồng và quan sát sự phát triển của lá, nếu các lá non mới "không lên màu đỏ" lá bị tái, sẽ tiến hành che thêm lưới để giảm cường độ sáng.

 

Các cây vạn lộc sau khi ra chậu sẽ được đặt trên giàn cách mặt đất khoảng 80cm. Để tạo độ thông thoáng ở đáy chậu. Làm giá thể trồng không bị đọng nước.

Tưới nước cho cây vạn lộc

Sau khi đã trồng cây vạn lộc vào chậu C5, tưới nước thật đẫm 1 lần cho cây vạn lộc được tươi tỉnh trở lại. Sau đó, chỉ tưới nước khi nào bầu cây đã khô ráo, trung bình từ 5-7 ngày mới tưới nước lại 1 lần.

Quá trình phát triển của cây vạn lộc 



20/12/2020:

Phun kích thích cytokinin 0.5ml+2ml vào cây. Tưới gốc 5ml cytokinin+ 2ml NAA + 1gram 3311 + 1 lít nước.
Mặt chậu rải phân hữu cơ đầu trâu



08/01/2021: giâm cành gần 200 cây vạn lộc
19/02/2021: Sau 40 ngày giâm cành, tôi trồng cây vạn lộc vào chậu.


17/03/2021: Cây vạn lộc đỏ hay còn gọi hồng phát lộc sau khi trồng được 4 tháng, rễ non đã bắt đầu mọc ra bên dưới đáy chậu. Tôi tiến hành sang chậu lớn hơn. Bổ sung giá thể trồng mới.
  • Kích thước chậu mới lớn hơn chậu cũ khoảng 2-3cm.
  • Giá thể trồng: 50% phân rơm mục to từ 2-5cm + 50% vỏ trấu


08/04/2021: Các cây vạn lộc đỏ sau khi trồng sang chậu C7

Đối với cây vạn lộc, sau cắt phần thân để giâm cành, thì phần gốc còn lại mất từ 35-40 ngày để cây phát triển chồi non mới. Cây vạn lộc bên dưới được cắt thân ngày 28/02/2021. Đến ngày 08/03/2021 thì cây đã bậc chồi non được 3-4cm.


Cường độ sáng đối với cây vạn lộc

Tôi chọn ra 1 cây vạn lộc đang phát triển lá non để quan sát sự thay đổi màu sắc trên lá, để điều chỉnh cường độ ánh sáng màu cây nhận được.


Nhật ký trồng vạn lộc đỏ đợt 2 (20/11/2021)

Sau 1 năm trồng cây vạn lộc, tôi mua tiếp đợt vạn lộc đỏ cấy mô từ Trung Quốc, đợt này hơn 1.000 cây. Mỗi khay ươm có 105 cây vạn lộc cấy mô. Cây đợt này khá nhỏ


Ngày 21/11/2021:






03/12/2021
Ngày 18/12/2021



28/12/2021:



14/01/2022:




Xử lý hoa trên cây vạn lộc

Aglaonema — Việc sử dụng xử lý GA3 là bắt buộc đối với nhân giống Aglaonema để đảm bảo sự ra hoa đồng thời của các loài và giống cây trồng khác nhau. Các chu kỳ ra hoa tự nhiên của Aglaonema rất thay đổi và không thường xuyên, điều này hạn chế khả năng thụ phấn chéo của chúng. Một lần phun qua lá với 250 ppm GA3 luôn gây ra hoa và làm tăng số lượng hoa ở nhiều loài Aglaonema. Thời gian từ khi xử lý đến khi nở hoa khoảng 4–5 tháng (Henny 1983). Hoa Aglaonema không có giá trị thị trường làm cảnh và bị loại bỏ nếu không được sử dụng để lai tạo.


Xử lý hoa trên cây Caladium 

Trong khi các giống cây trồng Caladium được đánh giá cao nhờ màu sắc và hoa văn lá rực rỡ, những người làm vườn sẽ không thấy những bông hoa nhỏ, màu be, nửa kín đáo của chúng được mong muốn. Hoa chỉ được tạo ra cho mục đích nhân giống. Củ được lấy ra khỏi kho và ngâm trong 8 hoặc 16 giờ trong 250 ppm GA3 tạo ra hoa sau khoảng 65 ngày (Harbaugh và Wilfret 1979).